Cách cắt và chế biến thức ăn dặm đúng chuẩn cho trẻ theo phương pháp BLW

Trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW sẽ không ăn những thực phẩm ở dạng xay, nghiền nhuyễn và cần đến sự trợ giúp từ ba mẹ, thay vào đó món ăn sẽ đặc, thô hơn, trẻ phải tự cầm thức ăn, tự quyết định ăn gì trước sự quan sát của ba mẹ. Vì việc làm quen từ sớm với kiểu thức ăn theo BLW mà cách chế biến đòi hỏi mẹ cần chú ý hơn, thứ nhất để trẻ dễ cầm nắm và thứ hai tránh tình trạng trẻ bị hóc nghẹn. Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn mẹ rõ hơn về cách cắt thức ăn và cách chế biến đúng chuẩn cho phương pháp BLW.

1. Cách cắt thức ăn theo từng giai đoạn khi trẻ theo phương pháp BLW

Khi quyết định cho trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW, có không ít ba mẹ băn khoăn trong vấn đề chế biến thức ăn, đặc biệt là cách cắt thức ăn về hình dáng và kích thước như thế nào để an toàn, dễ ăn và phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của con.

Trẻ 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, các ngón tay của trẻ chưa thể “điều khiển” một cách linh hoạt vì vậy khi muốn lấy những thứ trẻ muốn, chúng thường sử dụng cả bàn tay. Do đó, cách cắt thức ăn ở phương pháp BLW cho con trong thời điểm này cần đáp ứng được tiêu chí dễ cầm nắm bằng cả bàn tay, theo đó thức ăn nên được cắt thành những que dài và mỏng.


Cắt thức ăn dạng que dài giúp trẻ 6 tháng ăn dặm phương pháp BLW dễ dàng hơn

Trẻ từ 8 – 10 tháng

Thời điểm này những ngón tay của trẻ đã trở nên linh hoạt hơn so với trước, nên thay vì sử dụng cả bàn tay, trẻ sẽ nhanh chóng chuyển sang cầm thức ăn bằng 3 hoặc 2 ngón tay. Vì thế, thời điểm này mẹ nên cắt thức ăn từ những thanh dài, mỏng thành dạng ngắn hơn và miếng nhỏ hơn trước.

Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho trẻ làm quen với các dụng cụ ăn dặm như thìa, nĩa……


Trẻ 10 tháng có thể cắt thức ăn nhỏ hơn

Trẻ từ 10 tháng trở nên

Gần như từ 10 tháng tuổi trở nên mọi kỹ năng ăn uống của trẻ đã trở nên hoàn thiện. Mẹ có thể ngay lập tức chuyển dạng thức ăn được cắt dài thành cắt nhỏ, dạng hạt đỗ hoặc có thể to hơn tùy từng loại thực phẩm.

2. Quy tắc chế biến thức ăn khi trẻ theo phương pháp BLW

Cách chế biến ăn dặm phương pháp BLW thực chất không khó như nhiều mẹ vẫn tưởng vì chủ yếu thức ăn được nấu theo cách hấp, luộc hoặc chiên xào. Điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để từng cách chế biến đó sao cho cần thích hợp với thói quen ăn uống, sự phát triển về các kỹ năng và khả năng tiếp nhận hiệu quả.

Trẻ từ 6 tháng tuổi

Phần lớn trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW trong giai đoạn 6 tháng chỉ mang tính chất làm quen và khám phá, lúc này sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thực phẩm chính do đó cách chế biến thức ăn cũng không đòi hỏi các công thức quá cầu kỳ, hầu hết đều tuân theo nguyên tắc sau:

– Rau củ quả: Ưu tiên các thực phẩm dạng củ dễ cầm nắm hơn rau. Về chế biến, mẹ nên chọn cách hấp để giữ lại được hương vị nguyên bản nhất của món ăn.

– Cá: Nếu chỉ ăn cá không sẽ khó để trẻ cầm nắm trong giai đoạn này, mẹ có thể thay đổi bằng cách làm chả cá thơm ngon

– Trứng: Trứng dễ làm và cũng được trẻ yêu thích, mẹ có thể hấp hoặc rán

– Đậu hũ: Có thể luộc qua và cho trẻ ăn trực tiếp

– Hoa quả: Chọn những loại quả mềm

Mặc dù chỉ là giai đoạn làm quen nhưng ba mẹ vẫn nên khuyến khích trẻ tiếp nhận những thực phẩm đã chuẩn bị thay vì chỉ vờn nghịch, ném lung tung.

Giai đoạn bốc nhón của phương pháp ăn dặm BLW

Ở giai đoạn này, ăn dặm đã trở thành bữa chính trong ngày của trẻ vì thế cách chế biến cũng như lựa chọn thực phẩm đòi hỏi cần đa dạng hơn trước để kích thích khả năng ăn uống tốt cho việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Không chỉ đơn giản với việc hấp mẹ có thể luộc, chiên rán, tận dụng để nấu canh hoặc kết hợp chung các loại thực phẩm với nhau


Chế biến thức ăn dặm phương pháp BLW cho trẻ

Giai đoạn xúc thìa

So với 2 giai đoạn trên, giai đoạn ăn dặm phương pháp BLW này mẹ cần trẻ bắt đầu tập ăn với sự trợ giúp từ các đồ dùng ăn dặm phổ biến với thìa vì thế cách chế biến thức ăn cũng sẽ khác trước

– Với những trẻ mới tập xúc: mẹ cần nấu các món ăn có độ nhão, sệt vừa phải sao cho món ăn dễ xúc và không bị rớt ra ngoài.

– Với trẻ xúc thành thạo: Mẹ bắt đầu cho trẻ ăn thực đơn giống gia đình

Ở phương pháp BLW, mẹ chỉ cần nắm rõ những quy tắc trên đã có thể “đơn giản hóa” rất nhiều về khả năng ăn uống ở trẻ mà không cần phải lo lắng quá nhiều.

>>>Xem thêm: Giúp trẻ ăn ngon miệng hơn – ba mẹ cần làm gì để cải thiện

*Thông tin sưu tầm*

Zalo