Sơ cấp cứu cho bé

Nếu con bạn bị chấn thương, bạn luôn luôn chữa trị vết thương nào nguy hiểm cho bé nhất trước. Nếu cháu bất tình, bạn hãy kiểm tra hơi thở của cháu và làm cháu hổi tỉnh, hỗ hấp nhân tạo, trước khi tiến hành sơ cứu bất cứ vết thường nào khác.

Nếu bé vẫn khó thở, bạn hãy tìm và kiểm tra nguyên nhân nào ngăn cản không cho cháu hô hấp một cách bình thường thí dụ như khi bị sặc, nghẹt thở hay ngạt nước, sau đó mới lo ngăn chặn chảy máu nặng. Nếu con bạn bị chấn thương nặng hoặc bị choáng cháu sẽ cần được đưa đi bác sĩ chữa trị khẩn cấp. Tuy nhiên bạn phải làm động tác sơ cứu trước khi kêu bác sĩ.

Các điều chỉ dẫn trong bài này và các bài tiếp theo cắt nghĩa cho bạn cách đối phó với nhiều loại chấn thương khác nhau và cho bạn biết khi nào cần kêu bác sĩ hay cần đưa đi, cấp cứu. Nếu bạn cần đưa cháu bé đi bệnh viện gấp, bạn nên đích thân đưa bé đi sẽ nhanh hơn gọi xe cấp cứu, tuy nhiên bạn hãy xem dưới đây những trường hợp nào thì bạn phải kêu xe cứu thương.

Đưa bé đi bệnh viện

Bạn hãy gọi xe cưu thương hoặc nhờ người khác gọi điện thoại nếu:

  • Bạn nghĩ là bé có thể bị chấn thương cột sống.
  • Bạn nghĩ bé cần điều trị đặc biệt trên đường chở đến bệnh viện.
  • Bạn không có phương tiện chuyên chở thích hợp. Nếu bạn đích thân đưa con bạn đi bệnh viện, bạn hãy cố gắng nhờ người khác lái xe để bạn ngồi sau với bé và tiếp tục sơ cứu cho bé.

Trong trường hợp bạn cần xe cứu thương và con bạn thì bất tỉnh, bạn chớ có để bé một mình quá một phút và nếu có thể, bạn vẫn để mắt trông chừng cháu trong khi gọi điện thoại kêu cấp cứu. Nếu cháu ngừng thở, bạn hãy làm cho cháu hồi tỉnh trước khi gọi xe cứu thương. Chớ có ngừng cho đến khi nào cháu thở được trở lại, tuy nhiên nếu cần bạn hãy gọi lớn tiếng người khác tới giúp giữa cháu tiếp sức.

Bộ dụng cụ sơ cứu

Bạn hãy cất giữ bộ dụng cụ sơ cứu trong một thùng đựng sạch sẽ, khô ráo và bạn hãy thay mới bất cứ thứ gì đã sử dụng càng sớm càng tốt. Bạn hãy mang theo những miếng gạc vô trùng khi đi xa khỏi nhà, để làm sạch những vết đứt hay xước da.

Những tấm gạc không có keo dính, thấm nước, vô trùng, có thể bóc ra khỏi vết thương dễ dàng.

Băng hình tam giác: Băng này có thể dùng làm dầy đeo hoặc bảo vệ đồ băng bó.

Băng keo ngoại khóa: Băng loại này tiện lợi để dán lên những miếng gạc khi băng bó và để cho hay bên mép một vết đứt da được kéo áp vào nhau.

Một cuộn băng bằng vải nhiễu

Hai cuộn băng

Đồ băng bó chuẩn bị sẵn: loại này gồm có một miếng gạc được gắn sẵn vào cuộn băng và quấn được.

Bông gòn

Thuốc nước calamin thoa cho dịu những chỗ da bị cháy nắng, nhúng nốt côn trùng cắn và đốt.

Thuốc rửa mắt

Kéo, Nhíp, Kim băng

Bộ băng dán cá nhân: Dùng để dán lên các vết đứt da hay trầy trụa

Coi chừng

Nếu con bạn bị chấn thương ở cổ hoặc xương sống – chẳng hạn như sau khi bị té nặng – bạn chớ có di chuyện cháu trừ phi cần thiết tuyệt đối. Bạn cứ để cháu trong bất cứ tư thế nào bạn đã tìm thấy cháu trong khi bạn kiểm tra xem cháu có còn thở không.

Nếu bạn cần thực hiện hô hấp nhân tạo, bạn hãy nhờ một người nào trợ giúp bạn nếu được. Hãy lật ngửa con bạn một cách nhẹ nhàng không làm xoay cột sống – hãy cố gắng giữ đầu hai vai và hai bông sao cho toàn thân cháu xoay trở làm một khối.

Cho một em bé

1. Luồn một bàn tay xuống dưới vai em bé và nắm lấy phần trên cánh tay em bé. Với bàn tay kia, tìm điểm cuối xương ức em bé, rồi đo lấy điểm giữa khoảng cách từ đó lên cổ em bé.

2. Đặt 2 ngón tay ngay dưới điểm giữa xương ức em bé và ấn sâu xuống khoảng 1,5 đến 2,5 cm rồi thả ra.

Cho một đứa trẻ trên 2 tuổi

1. Bạn hãy tìm điểm cuối xương ức con bạn, rồi đo lấy điểm giữa khoảng cách từ đó lên với diện đáy cần cổ.

2. Đặt phần gót một bàn tay ngay dưới điểm giữa chừng này và ấn sâu xuống khoảng 2,5 đến 3 cm rồi thả ra.

Cho một em bé hay một trẻ em
3. Hãy ấn 5  lần lên ngực theo nhịp độ khoảng 2 lần một giây rồi hà một hơi vào phổi cháu bé. Tiếp tục ấn 5 lần nữa lên ngực với một lần hà hơi theo sau cho đến khi tim bắt đầu đập lại, hoặc cho đến khi toán cấp cứu tới. Cứ hai hay ba phút lại kiểm tra xem cháu bé có đang thở và xem tim cháu đã khởi sự đập lại chưa.

4. Khi tim cháu bé bắt đầu đập hãy ngừng ấn lên ngực những tiếp tục hô hấp nhân tạo cho đến khi cháu bắt đầu tự thở được một mình hoặc tới khi cấp cứu tới.

Nguồn: sưu tầm

Zalo