Các vấn đề khi cho con bú

Bạn nên nhờ những người ngành y giúp đỡ khi bạn gặp bất cứ vấn để khó khăn nào khi cho con bú, một mình phấn đấu dễ nàn chí và chỉ bị một triệu chứng thứ yếu như tắc tia sữa là có thể dẫn tới viêm vú, nếu không giải quyết được.

Đừng bao giờ ngưng cho bú khi bạn gặp phải các vấn đề dưới đây: bạn sẽ bị tức sữa và làm rắc rối thêm vấn đề. Bạn hãy chăm sóc hai bầu vú cho tốt. Hãy đeo một cái áo lót thoải mái riêng để cho bú, cả ngày lẫn đêm trong những tuần đầu: chớ có mặc cái nào chật quá, có thể bóp nghẹt các ống dẫn sữa. Cũng vây, bạn nên nhẹ nhàng khi xoa nắn hai bầu vú. Hãy năng để cho các núm vú của bạn được tiếp xúc với không khí, bạn nên rửa đầu núm vú với nước thôi, không bằng xà phòng vì xà phòng làm khô da. Lau cho thật khô.

Bầu vú rỉ sữa

Trong những tuần đầu, hau bầu vú của bạn có thể rỉ ra sữa dồi dào giữa các cữ bú.

Cách chữa trị: Những tấm vải lót đặt phía trong áo lót sẽ thấm một số lượng sữa rỉ tuy nhiên, bạn hãy năng thay luôn các tấm lót vì sữa ẩm ướt gần bên da có thể làm cho bạn bị hăm. Nếu bạn rỉ ra nhiều sữa, bạn nên thử dùng một cái chụp vú bằng nhựa.

Cách phòng ngừa: Chẳng có cách nào, tuy nhiên bầu vú rỉ sữa chứng tỏ là nguồn cung cấp sữa tốt và giúp bạn khỏi bị tức sữa. Sữa sẽ rỉ ra ít đi một khi nguồn sữa của bạn đáp ứng nhu cầu.

Núm vú đau và nứt nẻ

Đầu vú bị đau thường là kết quả của việc em bé không gắn chốt một cách thích hợp vào bầu vú, do đặt cho em bé bú sai vị trí. Da của bạn sẽ đỏ và cho bú sẽ đau đớn. Một núm vú bị nứt nẻ sẽ làm cho bạn đau nhói khi em bé mút vào.

  • Hãy làm khô núm vú sau mỗi cữ bú: nên dùng máy sấy tóc, điều chỉnh về bên “mát” để hong khô.
  • Hãy để cho đầu núm vú tiếp xúc với không khí vài giờ mỗi ngày. Hãy đặt một cái rây lược trà đá cắt bỏ cán cầm hoặc một cái chụp vú lên trên đầu vú bên trong áo lót của bạn để không khí lưu thông.
  • Hãy thay đổi vị trí nằm bú của em bé sao cho áp lực bú tác động đều lên mọi vùng của quầng vú.
  • Hãy nặn sữa bên bầu vú đau nguyên một ngày.
  • Đừng cho bé mút núm vú quá một, hai phút sau khi đã cạn bên đó.
  • Nếu bạn đau quá thì nên thử dùng một khiên che kiểu “mũ rộng vành”

Cách phòng ngừa

  • Bảo đảm cho em bé của bạn ngậm hết quầng vú vào miệng. Giữ đầu vú khô ráo giữa các cữ bú.
  • Kem thoa đầu vú
  • Một thứ kem có chất chiết xuất từ lòai hoa cúc hay một thứ thuốc xịt sát trùng sẽ làm dịu được cơn đau.

Ống dẫn sữa bị tắc

Một khối u cứng, đau, đỏ trong bầu vú thường có nghĩa là một trọng những ông dẫn sữa đã bị tắc.

Các chữa trị: Chườm vú bằng nước nóng và xoa nắn nhẹ rồi cho bé bú. Bạn có thể bị đau nhói trong chốc lát, nhưng rồi ống dẫn sữa sẽ thông. Nếu không thông, hãy đi bác sĩ trong ngày.

Cách phòng ngừa: Hãy kiểm tra để biết chắc chắn là áo lót của bạn không chật quá và cẩn thận đừng đè mạnh lên mô vú khi bạn cho bú hay nặn sữa.

Viêm vú

Một ống dẫn sữa bị tắc có thể trở nên nhiễm trùng gây ra những triệu chứng giống như bị cảm cúm. Hãy đi bác sĩ ngay: nếu không chữa trị, viêm vú có thể dẫn đến áp xe vú là chứng ,bệnh đòi hỏi phải thực hiện tiểu phấu.

Cách chữa trị: Bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh và bạn phải uống đủ liều lượng chỉ định. Bạn cứ tiếp tục cho con bú cả hai bên vú như bình thường.

Cách phòng ngừa: Đừng bao giờ để trong vú bạn có một khối u đau nhức quá một ngày mà không lưu ý bác sĩ.

Khiên che vú kiểu “mũ rộng vành” – Bạn hãy đặt kiểu khiên che này lên trên đầu vú bạn trước khi bạn cho em bé bú. Bé sẽ bú sữa thông qua nó. Bạn hãy tiệt trùng nó trước khi dùng và hãy thoa một chút sữa nặn ra lên nó để át mùi cao su đi.

Nguồn: Sưu tầm

Zalo