Trẻ tăng cân chậm trong giai đoạn ăn dặm làm sao để cải thiện

Vì sao trẻ tăng cân chậm trong giai đoạn ăn dặm dù không biếng ăn? Là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh về tình trạng không khó gặp này ở nhiều trẻ hiện nay khi cân nặng không đạt chuẩn theo tuổi và giới, thấp nhẹ hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa. Tuy không gặp những vấn đề lớn về sức khỏe nhưng việc con tăng cân chậm cũng khiến nhiều mẹ vô cùng lo lắng. Vậy thì hãy xem có thể có những phương pháp nào để cải thiện hiệu quả.

1. Nên cho bé ăn từ những món con thích, thường xuyên đa dạng các món

Mỗi trẻ sẽ có một sở thích ăn uống hoàn toàn khác biệt với nhau. Vì vậy, khi trẻ tăng cân chậm mẹ không thể áp đặt trẻ cần phải ăn giống những bé khác mà cần tôn trọng sở thích của trẻ trước tiên, sau đó mới dần dần đa dạng hóa thực phẩm với những món ăn mới hơn nhưng vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu nhất.

Vào giai đoạn làm quen ban đầu, có thể trẻ sẽ khó tiếp nhận nhưng mẹ hãy duy trì cho trẻ thử lại nhiều lần hoặc trộn giữa các món ăn trẻ yêu thích với món ăn mẹ thêm vào. Sau một thời gian, trẻ sẽ quen hương vị và bắt đầu yêu thích hơn.

Ngoài ra, hãy lưu ý không nên duy trì cho trẻ ăn một món quá lâu sẽ khiến trẻ nhanh chóng và thậm chí không còn hứng thú với những món khác dẫn đến chán ăn, biếng ăn.


Trẻ tăng cân chậm do mẹ không đa dạng hóa nguồn thực phẩm

2. Cho trẻ uống nước hoa quả và sữa với lượng vừa đủ

Trẻ tăng cân chậm phải làm sao? Món ăn và thức uống cần được đi đôi với nhau, hơn nữa cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ là điều cực kỳ cần thiết. Trong giai đoạn ăn dặm để bổ sung thêm dưỡng chất đồng thời giúp trẻ tăng cân chậm đạt được chỉ số cân nặng tốt thì sữa và nước hoa quả là hai thức uống lành mạnh nhất.

Nhưng, mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng với lượng vừa đủ nhất. Với sữa, hãy lưu ý đến liều lượng và số lượng cữ sữa hằng ngày thích hợp với giai đoạn tăng trưởng, trẻ uống nhiều có thể dẫn đến tình trạng quá tải khiến trẻ không thể ăn tiếp bữa chính tiếp theo hoặc bị đầy hơi, chướng bụng, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa.

Với nước hoa quả, không phải cứ lúc nào trẻ khát là mẹ lại ngay lập tức cho con uống. Nên có những giới hạn về lượng nước hoa quả với bé, nếu không con sẽ giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm khác. Hơn nữa, lượng đường cao trong nước quả có thể gây hỏng men răng và gây khó chịu trong dạ dày.

3. Trẻ tăng cân chậm nên cung cấp dinh dưỡng cân bằng

Làm gì khi trẻ tăng cân chậm? Cân bằng 4 nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất cho trẻ chính là cách giúp con tăng cân khỏe mạnh nhất

– Chất béo: Với nhóm chất này hãy cố gắng cho trẻ sử dụng nguồn chất béo không bão hòa ( chất béo lành mạnh) mang đến nhiều lợi ích sức khỏe và hạn chế tình trạng thừa cân béo phì. Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh bao gồm: Cá béo( cá mòi, cá hồi, cá trích, cá thu…), thịt bò, trứng, hạt chia, hạnh nhân, quả bơ, dừa hoặc dầu dừa, dầu oliu nguyên chất, phô mai,…..

– Chất đạm: Sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, các loại đậu, thịt bò, thịt gà, cá béo, tôm, súp lơ xanh, chuối, khoai lang,………..

– Tinh bột: Đậu, khoai tây, khoai lang, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám…

– Vitamin và khoáng chất: Ví dụ như các thực phẩm như tôm, cua, phomat, súp lơ xanh, sữa……để cung cấp canxi; các thực phẩm từ thịt heo, bò, cá, huyết hoặc gan giúp trẻ bổ sung sắt, Vitamin B và kẽm; các loại trái cây rau củ quả cung cấp chất xơ, vitamin A, C, D,……

>>>Xem thêm: Mách mẹ tiêu chí lựa chọn thực phẩm an toàn với trẻ

 
Cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cho trẻ

4. Lựa chọn đồ ăn vặt lành mạnh cho con

Hãy cho trẻ thoải mái ăn đồ ăn vặt để cung cấp năng lượng và thêm dưỡng chất nhưng cần là những thực phẩm lành mạnh như hoa quả, sữa chua, váng sữa, các loại hạt,……..để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn hỗ trợ trẻ tăng cân hiệu quả.

5. Thường xuyên kiểm tra cân nặng của trẻ

Nắm rõ tình hình cân nặng của con sẽ giúp mẹ biết được phương pháp mình áp dụng có hiệu quả hay không để từ đó có những sự thay đổi hợp lý.

6. Tập cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa

Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm mẹ hãy cố gắng tập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ và ăn đúng bữa sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động vô cùng hiệu quả. Hệ tiêu hóa khỏe chính là tiền đề để trẻ có thể ăn ngon, ngủ ngon từ đó tăng cân khỏe và phát triển vững chắc.


Tập cho trẻ ăn đúng giờ tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ tăng cân

7. Cho trẻ vận động thường xuyên với trẻ tăng cân chậm

Tại sao vận động lại giúp trẻ tăng cân tốt? Đó là bởi khi vận động trẻ sẽ phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn cho các hoạt động từ đó nhanh chóng có cảm giác thèm ăn, có thể ăn nhiều hơn và tăng cường hấp thu.

Những bí quyết nhỏ trên sẽ giúp trẻ tăng cân hiệu quả, từ giờ mẹ sẽ không còn phải quá lo lắng về tình trạng này nữa.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo