Trẻ bị táo bón dù đã được bổ sung rau đầy đủ, ba mẹ phải làm gì?

Rau xanh chứa thật nhiều chất xơ và các vitamin khoáng chất nên rất tốt cho việc hỗ trợ trẻ bị táo bón, tuy nhiên nhiều trường hợp trẻ dù đã được bổ sung đầy đủ rau xanh nhưng tình trạng táo bón của con vẫn không thể cải thiện, thậm chí kéo dài làm ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Vì thế trong bài viết dưới đây, hãy cùng đi tìm hiểu xem tại sao việc trẻ ăn nhiều rau mà táo bón vẫn “tiếp diễn”. Cùng theo dõi nhé!!

1. Vai trò của chất xơ trong việc phòng táo bón

Trẻ bị táo bón 95% nguyên nhân được xác định là do chế độ ăn thiếu đi chất
xơ. Chất xơ là là các polysaccharides không tiêu hóa được khi ăn bao gồm các nhóm chất như cellulose, pectin, lignin… Chất xơ bao gồm 2 loại: loại thô (xơ không hòa tan) và loại mịn (xơ hòa tan). Trong đó, loại xơ càng mịn thì khả năng phân giải, đồng hóa càng cao và dễ dàng hòa tan.

Chất xơ có tác dụng phòng táo bón nhờ 3 cơ chế sau:

– Khi vào ruột, chất xơ hút nước và trương lên làm tăng thể tích và làm mềm phân. Bên cạnh đó, nó còn giúp kích thích thành ruột, làm tăng nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài.

– Giúp việc đi ngoài của trẻ được thực hiện đều đặn, từ đó giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu.

– Chất xơ hòa tan khi vào cơ thể hút nước tạo thành dạng gel. Loại gel này làm chậm lại quá trình tiêu hóa và do đó quá trình hấp thu thức ăn được thực hiện triệt để. Ngoài ra, nó còn giúp hệ lợi khuẩn đường ruột phát triển, bổ trợ tốt cho hoạt động phân giải, hấp thụ thức ăn và đào thải chất dư thừa.

Với câu hỏi “trẻ bị táo bón nên ăn gì?” thì câu trả lời luôn được ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ, có thể kể đến như các loại rau xanh đậm (súp lơ, cải bắp, mồng tơi, rau đay…), các loại đậu, các loại ngũ cốc, bưởi, cam… Nhưng vẫn có một thực tế dù đã có đủ chất xơ nhưng vẫn không thể phòng táo bón ở trẻ một cách hiệu quả.


Vai trò của chất xơ trong phòng chống táo bón

2. Vì sao trẻ bị táo bón dù đã bổ sung rau đầy đủ?

Có nhiều bà mẹ than phiền rằng, mặc dù đã có ý thức tăng hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn nhưng tình trạng trẻ bị táo bón vẫn không được cải thiện. Vậy nguyên nhân do đâu?

– Với những trẻ đang trong giai đoạn bú, nguyên nhân táo bón có thể do trẻ ăn quá nhiều sữa bò hoặc do mẹ pha sữa quá đặc

– Trẻ bị táo bón lâu ngày do hệ tiêu hóa bị xáo trộn từ các giai đoạn chuyển đổi bổ sung dinh dưỡng như từ sữa mẹ sang sữa công thức, từ uống sữa sang ăn dặm

– Khi đi học mẫu giáo, nguyên nhân do ăn uống ít đi, đặc biệt có nguyên nhân trẻ sợ nhà vệ sinh do bẩn, do tâm lý, do giáo viên khiến trẻ bị táo bón không đi ngoài được càng nặng hơn. Ở độ tuổi tiểu học, nhiều trẻ nhịn đi ngoài vì nhà vệ sinh bẩn khiến phản xạ ngày một kém đi, vô hình trung về nhà khiến trẻ quên đi, trì hoãn từ ngày này sang ngày khác. Bên cạnh đó trẻ trong các độ tuổi này thường có tình trạng lười uống nước khiến đường ruột hoạt động không trơn tru như thường.

– Trẻ sử dụng kháng sinh quá nhiều làm chết các lợi khuẩn đường ruột

– Nguyên nhân bệnh lý tuy không chiếm tỷ lệ ảnh hưởng cao nhưng ba mẹ vẫn cần lưu ý khi trẻ mắc u cục ở ruột, nứt hậu môn, dị ứng sữa bò,…..

>>> Xem thêm: Bé tăng cường tiêu hóa với các món ăn dặm từ sữa chua ngon lành


Nguyên nhân trẻ táo bón dù đã được bổ sung chất xơ đầy đủ

3. Cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ

– Cho bé uống nhiều nước, ở mỗi lứa tuổi, nhu cầu nước ở trẻ là khác nhau. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị
táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600
ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ ngày. Trẻ trên 10 tuổi cần uống 1500 – 2000ml nước/ngày.

– Trẻ bị táo bón nặng cần đảm bảo bữa ăn cân đối giữa các nhóm thực phẩm: đạm, béo, tinh bột, xơ. Không cho bé ăn nhiều đạm. Tích cực cho bé ăn thêm khoai lang, rau dền, mồng tơi và hoa quả như chuối chín, bưởi, cam, đu đủ…Bổ sung thêm prebiotics và probiotics từ các nguồn bên ngoài

– Tập cho bé đi vệ sinh đúng giờ quy định.

– Khuyến khích bé tham gia các hoạt động vận động tay chân, xoa bụng cho bé mỗi ngày để kích thích tăng nhu động ruột


Khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ

Biến chứng nặng của táo bón ở trẻ em là rách hậu môn, chảy máu, trĩ, sa trực tràng. Khi đau, trẻ càng cố nhịn dẫn đến tình trạng trầm trọng thêm. Vì vậy, ba mẹ cần hết sức chú ý đến vấn đề trẻ bị táo bón nhé.

Nguồn tham khảo: Eva.vn

 

Zalo