Tìm hiểu vị giác của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào?

Vị giác của trẻ sơ sinh hình thành và phát triển từ rất sớm và trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau để hoàn thiện giống người lớn. Vị giác sẽ giúp trẻ biết được liệu có thích hay không thích món ăn hay hương vị nào không, nhưng để trẻ không trở nên quá kén ăn, ba mẹ có thể can thiệp để “gợi” vị giác giúp trẻ ăn nhiều món đa dạng phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng khỏe mạnh trong tương lai. Vì thế trong bài viết dưới đây, Bledina sẽ đem đến cho ba mẹ một số thông tin hữu ích về sự phát triển vị giác của trẻ sơ sinh và một số cách đa dạng món ăn cho trẻ hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Vị giác của trẻ sơ sinh phát triển từ khi nào?

Trẻ sơ sinh có vị giác không? Có một điều có thể mẹ chưa biết, vị giác của trẻ sơ sinh bắt đầu hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ được bao quanh bởi nước ối mà nước ối lại bị ảnh hưởng bởi những loại thực phẩm mà mẹ ăn và uống hằng ngày nhờ vào quá trình chuyển hoá và vận chuyển thức ăn trong máu. Khi thở và nuốt nước ối con sẽ được tiếp xúc với nhiều hương vị khác nhau, cũng vì thế cả vị giác lẫn khứu giác của trẻ đã có khả năng liên kết với nhau và phát triển kể từ đó.

2. Vị giác của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào?

Theo từng giai đoạn khác nhau, sự phát triển vị giác của trẻ sơ sinh sẽ dần tăng lên và hương vị đa dạng hơn

Sơ sinh đến 3 tháng

Sau khi chào đời, vị giác của trẻ rất tốt, các chồi giác trong miệng nhiều hơn người lớn, được tìm thấy trên amidan và mặt sau của cổ họng. Trong 3 tháng đầu trẻ có thể phân biệt được vị ngọt và vị đắng, nhất là sữa mẹ và phân biệt được cả sữa mẹ với các loại sữa khác hay ngay cả sữa mẹ khác một cách nhanh chóng chỉ trong chỉ trong một lần thử.


Vị giác của trẻ sơ sinh rất tốt

Vị giác của trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 tháng

Bắt đầu từ 3 tháng tuổi, lưỡi của trẻ đã phát triển rất tốt, đó là lý do vì sao ba mẹ có thể nhận thấy rằng trẻ rất thích cho mọi thứ vào trong miệng, ví dụ như đồ chơi, tay hay bất cứ vật dụng nào khác để khám phá và cảm nhận kết cấu và các hương bị mới khác nhau thông qua lưỡi.

Cho đến khi khoảng 5 tháng tuổi, vị giác của trẻ sơ sinh đã thay đổi và có phản ứng nhiều hơn với các vị mặn. Tuy nhiên, đây chưa phải thời điểm thích hợp để mẹ cho trẻ ăn dặm và làm quen với các loại thức ăn vị mặn thay vì vị ngọt như thường. Bởi lúc này hệ tiêu hóa vẫn còn khá non nớt, ăn mặn sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ.


Trẻ phát triển vị giác bằng cách cho mọi thứ trong miệng

Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng

Từ thời điểm này trẻ bắt đầu bước vào chế độ ăn dặm, để thử nhiều hương vị đa dạng khác nhau bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi ăn uống giống người lớn. Có thể khi mới bắt đầu, quá trình chuyển đổi cả kết cấu thức ăn lẫn mùi vị còn khá mới mẻ, từ lỏng sang đặc, từ vị ngọt của sữa đến vị mặn, chua, cay nên trẻ thường sẽ không thích. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên, không nên kết luận nhanh chóng rằng trẻ thích hay không thích một món ăn nhất định, thay vào đó ba mẹ cần phải kiên nhẫn cho trẻ thử đi thử lại một loại thức ăn ít nhất từ 7 – 8 lần.

Đến khoảng 7 tháng hoặc 8 tháng, trẻ sẽ có kỹ năng bốc cầm nắm thức ăn để ăn thử. Đây là cơ hội tốt để mẹ có thể tiếp tục phát triển thêm một kỹ năng nữa ở trẻ là xúc giác bằng cách cho trẻ thử các vị mới và khám phá các kết cấu khác nhau với nhiều loại trái cây hoặc rau củ mềm.

Vị giác của trẻ giai đoạn ăn dặm

>>>Xem thêm: Dạy con ăn dặm đúng cách

3. Làm thế nào để trẻ ăn uống đa dạng hơn?

Để tránh tình trạng kén ăn ở trẻ cũng như bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của trẻ, việc đa dạng hóa thức ăn rất quan trọng. Dưới đây sẽ là một số mẹo đa dạng hóa mà mẹ có thể thực hiện

– Không nên kiêng khem quá nhiều khi trẻ bắt đầu ăn dặm

– Trang trí món ăn bắt mắt, nhiều màu sắc để khơi gợi sự hứng thú ở trẻ

– Hãy để trẻ từ từ khám phá bằng cách tạo cơ hội cho con được nếm, cầm, ngửi

– Cho trẻ ăn uống cùng gia đình, thói quen “bắt chước” sẽ giúp trẻ theo được nhiều món ăn đa dạng hơn giống ba mẹ

– Luôn động viên và khuyến khích con, không nên quá cáu gắt, mắng mỏ khiến trẻ sợ hãi và càng biếng ăn hơn.

Trên đây là một số thông tin về sự hình thành và phát triển vị giác của trẻ sơ sinh.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo