MẸ NHÀN TÊNH KHI DẠY CON ĂN DẶM ĐÚNG CÁCH VÀ KHOA HỌC

Bước vào giai đoạn trẻ phải bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần cho sự phát triển toàn diện hơn nữa, ăn dặm là một chu trình không thể thiếu. Tuy nhiên, khi mới tập làm quen với chế độ ăn mới có thể cả mẹ và con đều sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế trong bài viết dưới, chúng tôi sẽ bật mí cho mẹ một vài thông tin hữu ích về ăn dặm để mẹ không còn lo lắng nữa.

1. Khi nào trẻ bắt đầu ăn dặm?

“Trẻ ăn dặm từ mấy tháng?” chắc chắn là câu hỏi mà rất nhiều mẹ thắc mắc. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, khi đạt đến cột mốc 6 tháng tuổi là lúc trẻ có thể bắt đầu tập ăn dặm. Vì giai đoạn này tiêu hóa của trẻ dần được hoàn thiện, khi tiếp nhận nguồn thức ăn ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ dễ hấp thu hơn, không gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, vào thời điểm này trẻ tiêu hao năng lượng nhiều hơn nên cần bổ sung thêm các dưỡng chất khác để nạp năng lượng cũng như phát triển toàn diện tránh thiếu chất khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng.

2. Trẻ ăn dặm cần bổ sung những gì?

Khẩu phần ăn dặm của bé cần đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
– Nhóm tinh bột: Gạo, yến mạch, ngô, khoai,….
– Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu, đỗ
– Nhóm chất béo: Dầu, mỡ, bơ, phô mai và các loại hạt có dầu,….
– Nhóm vitamin và khoáng chất: Rau của quả và các loại trái cây
Tuy nhiên, vẫn có một số loại thực phẩm có thể không tốt cho trẻ ăn dặm mà cần lưu ý như: Mật ong, hải sản và động vật có vỏ, socola, rau sống, nội tạng động vật, thịt bò,……

Thực phẩm ăn dặm cho trẻ

3. Phương pháp cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn với lượng nhỏ

Khi thay đổi bất cứ điều gì, bạn thường bắt đầu từ từ để tập thích nghi, Trẻ mới bước vào giai đoạn ăn dặm cũng vậy. Ban đầu mẹ nên đút 1 – 2 thìa nhỏ để bé tập làm quen với vị mới cũng như dễ dàng theo dõi xem khẩu vị của trẻ ra sao từ đó thay đổi dần và tăng lượng thức ăn lên.
Nếu trẻ vẫn không chịu ăn, hãy ngưng vài ngày rồi bắt đầu lại, không nên ép khiến trẻ sợ hãi và từ chối tiếp nhận những lần sau.

Thay đổi thực đơn mỗi ngày

Để để trẻ không cảm thấy ngán dẫn đến chán ăn, mẹ nên tìm hiểu và thay đổi thực đơn ăn dặm đa dạng hơn mỗi ngày. Nhưng vẫn phải đảm bảo cân bằng được 4 nhóm dưỡng chất cần thiết để nguồn dinh dưỡng được tối ưu hơn, tăng cường sức khỏe của trẻ, tránh thừa chất này lại thiếu chất kia.
Ngoài ra mẹ có thể thay thế bằng bột ngũ cốc ăn dặm Blédine từ thương hiệu Bledina hàng đầu về chăm sóc sức khỏe của Pháp. Vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vừa kết hợp nhiều vị khác nhau như vali, cacao, bánh mì,….chống ngán cho trẻ hiệu quả.

Ăn dặm đúng giờ đúng bữa

Thời gian ăn dặm tốt nhất trong ngày là vào khoảng giữa buổi sáng và buổi trưa từ 9h – 10h và buổi chiều từ 14h. Trước khi ăn dặm 1 – 2 giờ, mẹ nên cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé không rơi vào tình trạng quá đói.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn dặm vào buổi tối, vì lúc này hệ tiêu hóa làm việc chậm, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu dẫn đến mất ngủ, quấy khóc.

Ăn từ ngọt đến mặn

Quen vị nhạt thanh từ sữa mẹ nên cần chú ý là không nên thêm bất cứ gia vị mắm, muối nào vào trong thức ăn dặm dễ khiến trẻ phản ứng, gây hại dạ dày, dễ bị tiêu chảy và tổn thương thận. Thay vào đó, mẹ cần bắt đầu từ những loại thực phẩm có vị ngọt mà khá nhiều trẻ yêu thích như táo, chuối, khoai lang.

Nghiền nhỏ thức ăn

Ở độ tuổi còn quá nhỏ, trẻ chưa ý thức được việc nhai thức ăn nên rất dễ bị nghẹn, hóc nếu như không được nghiền nhỏ.
Bên cạnh đó, trong thời gian đầu bé vẫn quen với dạng ăn lỏng từ sữa mẹ nên khi nấu mẹ nên làm loãng thức ăn sau đó mới tăng dần độ đặc lên. Cách này cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.


Trẻ ăn dặm khoa học

Hãy tạo hứng thú cho trẻ khi ăn

Khi trẻ có hứng thú, việc tiếp nhận thức ăn sẽ dễ dàng hơn cũng như kích thích trẻ ăn ngon miệng, tạo thói quen hào hứng trong các bữa ăn dặm khác. Bằng cách:
– Sử dụng bát đũa, yếm có hình thù ngộ nghĩnh
– Vừa ăn vừa nói chuyện với trẻ
Không nên trêu đùa trẻ quá mức khiến trẻ phấn khích gây sặc, nôn trớ. Và lưu ý là không dụ trẻ bằng việc xem tivi hay điện thoại, sự tiếp xúc sớm với các tia bức xạ độc hại sẽ gây ảnh hưởng đến mắt, não bộ và sức khỏe toàn diện.

Tập cho trẻ thói quen ăn dặm đúng cách và khoa học để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết để phát triển trí não, năng lượng dồi dào, thể chất khỏe mạnh và hình thành các thói quen ăn uống tốt trong tương lai.

Zalo