Tại sao trẻ ăn nhiều không tăng cân? 4 lý do mẹ nên nắm rõ

Chăm trẻ ăn uống đầy đủ nhưng ngược lại con lại không tăng cân hoặc tăng cân rất chậm khiến ba mẹ vô cùng lo lắng để tìm cách giải quyết, nhưng hầu hết ba mẹ đều không chú ý đến nguyên nhân do chính việc ăn uống sai cách khiến trẻ không thể bắt kịp đà tăng trưởng tốt nhất so với bạn bè cùng trang lứa. Vì thế trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bledina đi tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ ăn nhiều không tăng cân nhé.

1. Trẻ ăn nhiều không tăng cân do mắc các bệnh lý cụ thể

Ngay khi phát hiện trẻ ăn nhiều không tăng cân hãy nghĩ ngay đến lý do con mắc phải một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Mẹ cần hiểu, trong suốt quá trình tiêu hóa, thông thường các chất dinh dưỡng có từ thức ăn sẽ được hấp thu tại ruột non vào máu và chuyển đến các cơ quan nhằm thực hiện các chức năng sinh lý duy trì sự sống cũng như đảm bảo sự tăng trưởng phát triển của cơ thể.

Nhưng một khi hệ tiêu hóa gặp một số vấn đề như tiêu chảy, táo bón, rối loạn, bất dung nạp hoặc không thể dung nạp dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi,…….sẽ khiến các chất dinh dưỡng đó khó hoặc không thể hấp thu từ đó dẫn đến tình trạng con ăn nhiều mà không tăng cân chút nào.

Do đó, thay vì chỉ chăm chăm chú ý đến vấn đề mỗi ngày phải bổ sung cho con hàm lượng bao nhiêu là đủ, việc này quan trọng nhưng không quan trọng bằng việc “xem xét” xem có có gặp bệnh lý gì về tiêu hóa hay không. Để đảm bảo ngay từ khi còn nhỏ trẻ có hệ tiêu hóa tốt, ba mẹ nên bổ sung thêm các lợi khuẩn, men vi sinh,….Chú ý đến độ an toàn trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt, với trẻ từ 2 tuổi trở lên, các mẹ cần chú ý tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần. Điều này nhằm tránh tình trạng bé bị nhiễm giun sán, khi đó các ký sinh đường ruột sẽ sử dụng dưỡng chất từ thức ăn hàng ngày.


Trẻ không tăng cân do mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa

2. Mẹ ép bé ăn quá nhu cầu

Tại sao trẻ ăn nhiều không tăng cân? Đó là do ba mẹ đang mắc một sai lầm mà hầu hết đều mắc phải đó là “ép con ăn”. Trẻ ăn quá nhiều, vượt quá nhu cầu của cơ thể của cơ thể có thể dẫn đến “tác dụng phụ” là không thể tăng cân do vấn đề này liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa của trẻ, bởi khi ăn quá no, dạ dày của trẻ sẽ không thể “tải” được lượng thức ăn lớn hơn cả sức chứa của chúng, hoạt động co bóp để tiêu hóa thức ăn không thể diễn ra dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,….lâu dần khiến trẻ khó hấp thu được hết các dưỡng chất.

Do đó, ba mẹ tuyệt đối không nên bắt ép trẻ trong vấn đề ăn uống để tránh tình trạng trẻ ăn nhiều không tăng cân. Mỗi đứa trẻ khác nhau ở mỗi độ tuổi khác nhau hoặc ngay cả cùng độ tuổi vẫn có sự khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng, khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn.

Chính vì thế, không phải cứ ăn nhiều là sẽ tăng cân và ngược lại. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho con ăn đủ và dừng lại khi chúng đã có những biểu hiện no bụng.


Ép trẻ ăn khiến trẻ ăn nhưng không tăng cân

3. Phân bố thời gian các bữa ăn không hợp lý

Sắp xếp thời gian ăn uống không hợp lý chính là một trong những nguyên nhân trẻ ăn nhiều không tăng cân. Hiểu đơn giản là thay vì mẹ chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày cho con thành số bữa chính và số bữa phụ thì mẹ lại “gộp chung” các bữa với nhau để nạp một lượng thức ăn lớn trong 1 lần. Về cơ bản, điều này cũng giống như việc ép trẻ ăn khi bản chất vẫn là để con ăn quá nhiều trong một lần

Để con hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất, ba mẹ cần sắp xếp lại thời gian các bữa ăn hằng ngày một cách hợp lý đặc biệt là trong thời gian ăn dặm khi trẻ vừa phải làm quen với các loại thực phẩm thường, vừa phải duy trì bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cùng một số thức ăn dặm khác. Lưu ý một điều là hãy tránh cho ăn sau 20 giờ tối có thể khiến bé khó tiêu, đầy hơi.

4. Chế biến món ăn sai cách, gây mất dưỡng chất khiến trẻ ăn nhiều không tăng cân

Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân còn có một nguyên do nữa xuất phát từ những sai lầm khi chế biến đồ ăn cho con.

– Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài: Không phải tự nhiên mà nhiều chuyên gia khuyến khích ba mẹ nên cho con ăn thô từ sớm. Việc ăn xay nhuyễn thức ăn chỉ nên được duy trì trong giai đoạn đầu ăn dặm ( giai đoạn chuyển đổi thức ăn từ sữa mẹ sang thực phẩm). Bởi nếu ăn xay nhuyễn trong thời gian dài như vậy khả năng nhai, nuốt thức ăn của trẻ rất kém gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và trực tiếp giảm khả năng hấp thu

– Ăn cháo với nước hầm xương khiến trẻ ăn nhiều không tăng cân : Chỉ nước hầm xương thôi chưa đủ với nhu cầu dinh dưỡng lớn cần đáp ứng của trẻ. Vì nó chứa rất ít chất đạm, ít canxi, ít vitamin,…mà mẹ vẫn lầm tưởng “mọi dưỡng chất từ xương thịt đều ra hết phần nước hầm”. Vì vậy, khi nấu cháo cho trẻ không nên chỉ dùng mỗi nước hầm xương, mẹ có thể thêm nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.

– Không dùng dầu ăn khi chế biến: Chất béo không phải lúc nào cũng “xấu”, để cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng, trẻ cần được bổ sung chất béo từ dầu mỡ với một lượng vừa đủ. Do đó, trong mỗi bát cháo, mẹ nên thêm vài giọt dầu thực vật tốt cho sức khỏe của trẻ như dầu mè, dầu hạt cải, dầu óc chó…


Mẹ chế biến món ăn sai cách nên trẻ khó tăng cân

Khi trẻ ăn nhiều không tăng cân, mẹ hãy chú ý đến tất cả những nguyên nhân trên để thay đổi kịp thời giúp con tăng trưởng tốt trở lại.

>>>Xem thêm: Làm thế nào để bé ăn dặm ngon lành hơn 

*Thông tin sưu tầm*

 

Zalo