TÁC HẠI CỦA VIỆC CHO BÉ ĂN DẶM MUỘN

Bắt đầu đạt mốc 6 tháng tuổi hoặc có những dấu hiệu sẵn sàng, ba mẹ đã có thể tập cho bé bước vào chế độ ăn dặm mới. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh vì lo sợ con chưa thể tiếp nhận được hoặc đơn giản là chưa muốn nên trì hoãn thời gian ăn dặm quá lâu. Dẫn đến việc bé gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình phát triển. Vậy những tác hại khi cho bé ăn dặm muộn là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

1. Bé ăn dặm muộn có sao không?

Dưới 6 tháng, thức ăn chủ yếu của bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức, nhưng bước sang giai đoạn mới, bé cần nhiều dưỡng chất hơn nữa để phát triển toàn diện từ thể chất, trí não đến cân nặng, chiều cao. Lúc này nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng rất lớn vì thế bé cần phải được ăn dặm với đa dạng nguồn thực phẩm.

Bên cạnh đó việc tập ăn dặm đúng giai đoạn sẽ giúp bé hình thành các phản xạ nhai nuốt và được làm quen với nhiều hương vị hơn nữa.


Bé ăn dặm đúng giai đoạn

>>>Xem thêm: Dấu hiệu trẻ có thể ăn dặm 

2. Tác hại khi cho bé ăn dặm muộn

Nếu cho bé ăn dặm muộn những nguy cơ sau có thể xảy ra

Bé khó làm quen với nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ

Mẹ biết không? trong 6 tháng đầu tiên vị giác của trẻ đã vô cùng nhạy bén, có khả năng sử dụng lưỡi của mình để phân biệt kết cấu thức ăn và các hương vị khác nhau vì thế trẻ dễ dàng biết được đâu sẽ là thức ăn mà chúng yêu thích, không yêu thích, có sự từ chối rõ ràng.

Vậy nên, nếu cho bé ăn dặm muộn, bé sẽ chỉ quen với hương vị của nhạt thanh từ sữa mẹ hoặc sữa công thức mà không muốn làm quen với các loại thực phẩm khác nhau đặc biệt là những đồ ăn có vị mặn, chua, cay càng khó để tập, ảnh hưởng đến khẩu vị của bé sau này.

Bé ăn dặm muộn nên kỹ năng nhai nuốt kém

Kỹ năng nhai nuốt sẽ giúp bé nghiền nát thức ăn dễ dàng và hấp thu nhanh chóng vào cơ thể. Tuy nhiên, kỹ năng này chỉ thực sự “thuần thục” nếu mẹ cho bé ăn dặm đúng giai đoạn, càng kéo dài lâu trẻ càng không biết cách nhai như thế nào. Khi ăn dễ bị hóc, nôn trớ hình thành tâm lý sợ hãi trong mỗi bữa ăn từ đó trẻ biếng ăn hơn và tăng cân rất chậm.

Nhiều bé còn chọn cách nuốt chửng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng đường tiêu hóa, thường xuyên bị đau bụng, khó tiêu, táo bón.


Bé chậm làm quen với việc ăn dặm

Dễ gây dị ứng thức ăn khi bé ăn dặm muộn

“Công tắc” dị ứng thức ăn sẽ được “kích hoạt” cũng do trẻ đã quen với sữa mẹ, không thích ứng được với nhiều loại thức ăn không phù hợp. Dấu hiệu dị ứng như là nổi mẩn đỏ, sưng môi, phát ban làm con khó chịu, nguy hiểm hơn là tình trạng chóng mặt, ngất xỉu và khó thở ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu đó ạ.

Bé ăn dặm muộn sẽ chậm lớn, kém phát triển hơn

Kể cả mẹ tăng cữ bú lên hoặc tăng liều lượng sữa thì lúc này cả sữa mẹ và sữa công thức vẫn không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé mà chỉ đem đến cảm giác no. Hệ quả là hệ đề kháng yếu khiến con dễ bị ốm, thấp còi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu, thấp còi, con chậm tư duy, kém thông minh hơn,……

Để con phát triển mạnh mẽ, hấp thu đủ chất và lớn khôn toàn diện, mẹ cần đảm bảo bổ sung 4 nhóm dưỡng chất cần thiết bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Để làm được điều này, ăn dặm là điều kiện tiên quyết đầu tiên.

Bé chậm lớn các bạn bè đồng trang lứa

Ảnh hưởng đến tâm lý con

Khi phát hiện đang cho bé ăn dặm muộn hơn so với thời điểm thích hợp, mẹ thường có tâm lý lo lắng, vội vàng thúc ép con ăn để cho bằng các bạn cùng tuổi, mong muốn cân nặng sẽ tăng và con cứng cáp hơn. Nhiều khi mẹ còn ép bé ăn những món con không thích, la mắng, lớn tiếng khi con chưa nhai được. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và suy nghĩ của bé cưng đó ạ.

Con sẽ cảm thấy mẹ không thương con, tủi thân và càng sinh ra tâm lý chống cự không chịu ăn dặm. Đôi khi con còn quấy khóc, đập phá đồ đạc xung quanh để thể hiện sự khó chịu của mình. Mẹ tốn nhiều thời gian để đút bé măm măm và mất công dọn dẹp thức ăn rơi vãi, rồi lại đi nấu món ăn dặm mới cho con.

Hy vọng thông qua bài viết này mẹ đã thấy được những tác hại của việc cho bé ăn dặm muộn.

*Thông tin sưu tầm*

 

Zalo