Mẹ học cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy nhanh chóng phục hồi

Tiêu chảy là một vấn đề rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị tiêu chảy có thể nguy hiểm nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách vì tình trạng này khi xảy ra sẽ làm mất đi một lượng nước và muối rất lớn khỏi cơ thể dẫn đến vấn đề trẻ có thể phải nhập viện và nhận điều trị từ bác sĩ. Vậy các bậc phụ huynh cần nhìn nhận nghiêm trọng hơn đến tình trạng trẻ bị tiêu chảy từ đó nhanh chóng, kịp thời có những phương pháp chăm sóc con đúng cách. Một số lưu ý quan trọng dưới đây mà mẹ cần biết.

1. Nên làm gì nếu trẻ bị tiêu chảy?

Mất nước là do mất chất lỏng trong cơ thể, được tạo thành từ nước và muối. Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ có thể bị mất một lượng lớn muối và nước trong cơ thể, khiến trẻ bị mất nước rất nhanh. Trẻ em có thể bị mất nước nhanh hơn nếu bị nôn. Mất nước có thể rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Các dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy mất nước và điện giải bao gồm:

– Trẻ quấy khóc, thường xuyên đòi uống nước.

– Đi tiểu ít, nước tiểu vàng đậm.

– Trẻ bị hoa mắt, trũng mắt.

– Khóc không có nước mắt.

– Miệng và lưỡi khô.

– Nhịp tim tăng cao hơn so với bình thường.

– Trẻ mệt mỏi, yếu sức, ít vận động hơn bình thường.


Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy uống gì? Hãy bổ sung đủ lượng nước liên tục bằng cách:

– Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vẫn đang bú sữa mẹ thì hãy tiếp tục cho trẻ ăn theo nhu cầu bình thường hằng ngày

– Nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa công thức, đừng pha loãng sữa công thức với mong muốn có thể bổ sung thêm nước, điều này chỉ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Vì vậy vẫn cần pha theo tỷ lệ thông thường. Cho trẻ ăn thêm những thực phẩm nếu trong giai đoạn ăn dặm. Sữa công thức Bledina Bledilait, Sữa nước ngũ cốc Blédideij là những thực phẩm có thể bổ sung hiệu quả cho trẻ.

– Nếu bạn không cho con bú hoặc bú sữa công thức, hãy cho trẻ uống nhiều loại chất lỏng thường xuyên hơn và những thực phẩm trẻ thường ăn.

– Ở mọi lứa tuổi, nếu trẻ không tiếp nhận các chất lỏng khác, hãy cung cấp dung dịch bù nước đường uống (ORS) là hỗn hợp nước, muối và đường với số lượng cụ thể giữ cho trẻ đủ nước khi trẻ bị tiêu chảy nhiều, thay thế lượng dịch bị mất khi trẻ có dấu hiệu mất nước nhẹ.


Trẻ bị tiêu chảy cần bổ sung đủ nước

2. Trẻ bị tiêu chảy quan trọng nhất vẫn là chăm sóc kịp thời

Trong 4 giờ đầu bù nước bằng đường uống (đối với trường hợp mất nước nhẹ)

Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì?

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần 30 đến 90 ml mỗi giờ

– Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi cần 90 đến 125ml mỗi giờ

– Trên 2 tuổi ít nhất 125 đến 250 mL mỗi giờ

Nếu trẻ tiêu chảy kèm nôn, hãy ngừng ăn và dừng bổ sung tất cả các chất lỏng khác nhưng vẫn cần tiếp tục cho trẻ uống ORS bằng thìa. Cứ sau 10 phút đến 15 phút lại cho trẻ uống 15ml ORS cho đến khi hết nôn. Trong trường hợp, trẻ tiếp tục nôn mửa lâu hơn 4 đến 6 giờ, hãy ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

Giai đoạn phục hồi sẽ diễn ra sau 4 giờ đến 24 giờ

Chăm sóc trẻ giai đoạn này cần:

– Tiếp tục cho trẻ uống dung dịch bù nước cho đến khi bớt tiêu chảy hơn.

– Tiếp tục cho trẻ ăn theo chế độ ăn bình thường nếu trẻ không nôn.

– Khi tình trạng nôn mửa giảm bớt, điều quan trọng là cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức như bình thường, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên.


Bổ sung ORS để bù nước khi tiêu chảy

Từ lúc bị tiêu chảy cho đến khi phục hồi, nên tránh ăn những gì?

– Không cho trẻ uống đồ uống có đường như nước trái cây hoặc nước trái cây có đường, đồ uống có ga (pop/soda), trà có đường, nước dùng hoặc nước gạo. Những thứ này không có đủ lượng nước, muối và đường và có thể làm cho tình trạng tiêu chảy của con bạn trở nên trầm trọng hơn.

– Nếu chỉ uống nước không có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hoặc nồng độ natri trong máu của con bạn thấp.

3. Khi nào mẹ nên tìm đến sự trợ giúp từ bác sĩ?

Hãy gọi cho bác sĩ hoặc tìm tư vấn y tế nếu trẻ:

– Bị tiêu chảy trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi.

– Bị đau bụng ngày càng nặng.

– Phân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường có máu hoặc màu đen.

– Nôn ra máu hoặc mật, vẫn nôn mửa và không thể uống được sau 4 đến 6 giờ.

– Trẻ sốt rất cao

Trẻ bị tiêu chảy nguy hiểm hơn rất nhiều so với các tình trạng khác phổ biến trong giai đoạn từ sơ sinh trở nên, vì thế học cách chăm sóc đúng cách trẻ để nhanh chóng phục hồi cũng như tránh xa tình trạng này mẹ nhé.

>>>Xem thêm: Tại sao trẻ ăn nhiều không tăng cân? 4 lý do mẹ nên nắm rõ

*Thông tin sưu tầm*

Zalo