Hướng dẫn mẹ cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Để hạn chế tình trạng ọc sữa, đầy hơi, nôn trớ, sau khi uống sữa mẹ cần vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh. Tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây hướng dẫn mẹ cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi sau khi bú nhé.

1. Tại sao cần vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú?

Trong quá trình bú mẹ hoặc sữa công thức, có một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thường hít phải một lượng không khí thừa rất lớn từ bên ngoài như mẹ không cho trẻ bú với tư thế đúng, dòng chảy sữa bị tắc, trong lúc bú trẻ khóc hoặc trẻ bú quá nhanh,………

Với dung tích dạ dày nhỏ, khi cả sữa và không khí cùng đi vào sẽ làm “quá tải” nên cơ quan này, lúc này tình trạng đầy hơi chướng bụng bắt đầu xảy ra, nếu không vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, cơn đau sẽ khiến chúng luôn khó chịu, quấy khóc, ọc sữa và nôn trớ nhiều.

Một yếu tố khác cũng khiến trẻ dễ bị đầy hơi đó là cấu trúc dạ dày. Không giống như người lớn, dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang chứ không nằm dọc kết hợp với góc giữa dạ dày và thực quản ở góc tù nên trẻ rất dễ bị trào ngược ra ngoài.

>>>Xem thêm: Chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

2. Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

“Nên vỗ hơi cho trẻ sơ sinh khi nào” Câu trả lời là ngay sau khi uống sữa xong hoặc khi trẻ đã bú được một nửa mẹ cần thực hiện ngay phương pháp này và duy trì trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút. Nếu trẻ vẫn chưa ợ hơi thì mẹ nên thay đổi tư thế và tiếp tục thực hiện vỗ lưng cho đến khi trẻ phát ra được tiếng ợ, trẻ ngừng khóc, hào hứng hơn, sẵn sàng há miệng khi mẹ cho bú tiếp.

Ngoài ra cần vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bao lâu? Thông thường, mẹ nên vỗ lưng cho bé trong khoảng 10 đến 15 phút.

Vậy cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Cách 1: Bế bé trên vai

Mẹ ôm bé lên sao cho người trẻ thẳng đứng, cằm tì vào vai mẹ. Sau đó, một tay nâng đỡ phần mông của trẻ, tay còn lại thực hiện vỗ lưng thật nhẹ nhàng. Mách cho mẹ một mẹo là khi vỗ, mẹ chụm bàn tay lại và thực hiện vỗ theo thứ tự từ dưới lên, trong quá trình vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh mẹ có thể bế trẻ đi đi lại lại trong phòng.


Vỗ ợ hơi với tư thế bế bé trên vai

Cách 2: Đặt bé ngồi trên đùi

Mẹ cho bé ngồi trên đùi với tư thế hơi nghiêng về phía trước . Tay nào hướng về phía mặt của bé thì dùng tay đó đỡ lấy phần giữa ngực và cổ. Tay còn lại mẹ thực hiện xoa lưng hoặc khum bàn tay để vỗ vào lưng và nên vỗ nhẹ theo thứ tự từ dưới lên.


Vỗ ợ hơi đặt bé ngồi trên đùi

Cách 3: Nằm sấp trên đùi

Với cách này mẹ hãy để trẻ nằm sấp trên đùi của mình, vẫn là tay nào hướng về phía mặt trẻ thì dùng tay đó nâng đỡ phần cằm, còn chân còn lại sẽ dùng đễ đỡ phần mông. Khi đã giữ ổn định tư thế của, mẹ bắt đầu dùng tay còn lại xoa lưng theo hình tròn để những hơi đang bị kẹt trong dạ dày của trẻ được tống hết ra ngoài.


Vỗ ợ hơi với tư thế nằm trên đùi

Cách 4: Bế bé quay mặt về phía trước

Nếu bé đã dần trở nên cứng cáp hơn, mẹ có thể áp dụng cách này hiệu quả. Theo đó, mẹ bế bé trong tư thế mặt hướng ra bên ngoài. Lúc này, một tay của mẹ đặt ở phía dưới mông để giữ bé. Tay bên kia mẹ vòng qua bụng. Sau đó, mẹ đứng lên và đi bộ nhẹ nhàng. Áp lực từ tay mẹ cùng với sự chuyển động đi lại cũng sẽ góp phần giúp cho hơi trong dạ dày của bé thoát ra ngoài.

3. Một số lưu ý khi vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

– Trong quá trình hỗ trợ ợ hơi, trẻ có thể sẽ bị trớ nhẹ nhưng ba mẹ hoàn toàn yên tâm vì đây chỉ là một phản ứng bình thường. Do đó, để quần áo mẹ và trẻ không bị bẩn trước khi vỗ lưng mẹ hãy lót thêm một tấm khăn xô lên vai hoặc đùi.

– Nếu đã thực hiện hết các thao tác trên mà trẻ vẫn không thể “tống khứ” hết các khí thừa ra ngoài, mẹ hãy kiểm tra xem cơ thể của trẻ có bị cong gập người lại khiến khí bị tắc hay không. Mẹ có thể dừng lại một lát, cho trẻ nằm ngửa một cách thoải mái và thực hiện massage bụng nhẹ nhàng hoặc thực hiện động tác đạp xe.

– Hãy duy trì cho đến khi trẻ được trên 6 tháng tuổi, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã dần hoàn thiện hơn để thích nghi với chế độ ăn dặm mới cùng với đó trẻ bắt đầu vận động nhiều hơn đứng, ngồi, chạy, nhảy nên có thể tự đẩy khí ra ngoài mà không cần sự trợ giúp từ ba mẹ.

Trẻ sơ sinh mọi cơ quan đều còn khá non nớt nên rất dễ gặp các vấn đề “trục trặc” trong quá trình phát triển, lúc này ba mẹ đóng vai trò hết sức quan trọng là người hỗ trợ, giải quyết, xử lý các vấn đề đó. Mà vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh cũng là một trong những cách chăm sóc mà ba mẹ cần lưu ý.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo