Gluten là gì? Công dụng và ai là người không nên dùng Gluten

Lúa mì, lúa mạch và một số loại ngũ cốc là nguồn bổ sung gluten chính, vì thế dạng dưỡng chất này cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt với trẻ nhỏ. Tuy nhiên ở đối tượng này, hiện nay có khá nhiều trường hợp không thể dung nạp gluten hiệu quả và cần loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày vì một số tác hại có thể xảy ra. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Bledina đi tìm hiểu rõ hơn tất các các thông tin quan trọng về chất này mà ba mẹ cần nắm rõ trong quá trình chăm sóc trẻ.

1. Gluten là gì?

Gluten là gì? Đây chính là một loại protein, chủ yếu có trong lúa mì và các loại thực phẩm ngũ cốc khác. Bản chất của gluten là tập hợp lớn chứa hàng trăm loại protein riêng biệt có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó, gliadin và glutenin là hai loại chủ yếu và quan trọng nhất.

Ngoài ra, gluten hoạt động như một chất kết dính, giúp liên kết các thành phần có trong thực phẩm lại với nhau để tăng độ đàn hồi.

Một số loại thực phẩm có chứa gluten được tìm thấy trong hầu hết các món ăn phổ biến hiện nay như:

– Các loại bánh như bánh cuộn, bánh bao, bánh mì tròn, bánh quy và bánh ngô,…và các loại bánh nướng như bánh ngọt, bánh quy, bánh rán, bánh nướng xốp, bánh kếp và bánh quế,…..

– Spaghetti, pasta, mì ống,……

– Các loại lúa mì, lúa mạch và ngũ cốc

– Khoai tây chiên, bánh quy giòn,……

– Nước sốt, súp đóng hộp các loại hoặc thịt chế biến sẵn

– Mạch nha (hoặc các sản phẩm khác có thành phần là mạch nha)


Gluten là gì?

2. Công dụng từ Gluten

Tác dụng của gluten từ lúa mì, lúa mạch và ngũ cốc mang đến nhiều lợi ích cho trẻ khi sử dụng như bổ sung nguồn năng lượng dồi dào để trẻ hoạt động trong thời gian dài mà không mệt mỏi, mất sức. Đối với hệ tiêu hóa, Chúng hoạt động giống như một chất prebiotic nhằm thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn trong cơ thể. Đặc biệt là lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

3. Ai không nên dùng Gluten trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Gluten có hại gì? Một số trẻ gặp phản ứng bất lợi và nguy cơ sức khỏe khi ăn thực phẩm có chứa gluten. Đầu tiên chúng gây ra những khó chịu về đường tiêu hóa do các peptide – axit amin tạo thành các khối xây dựng của protein được tìm thấy trong gluten có khả năng chống lại axit dạ dày, điều này có thể khiến trẻ rất khó tiêu từ nhẹ đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chúng còn gây ra những phản ứng dị ứng nghiêm trọng với sức khỏe.

Vậy đối tượng nào không nên dùng?

Trẻ mắc bệnh Celiac

Bệnh Celiac là một rối loạn tự miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể coi gluten thuộc thành phần bổ sung độc hại và quay sang tấn công nó cùng các niêm mạc ruột từ đó gây ra những tổn thương cho thành ruột.

Những trẻ mắc bệnh celiac sẽ gặp các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, sụt cân không rõ nguyên nhân, thiếu hụt chất dinh dưỡng, phát ban, thiếu máu,…..


Trẻ mắc bệnh Celiac

Người nhạy cảm với gluten không phải do bệnh Celiac gây ra

Khi ăn thực phẩm có chứa gluten nhưng xét nghiệm âm tính với bệnh celiac, trẻ có thể đã mắc chứng nhạy cảm với gluten. Một số các triệu chứng của chứng nhạy cảm này gần giống với bệnh celiac nhưng khác ở chỗ sẽ không gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở ruột non.

Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) rất dễ nhạy cảm với Gluten

Dị ứng tinh bột hoặc dị ứng lúa mì

Phản ứng dị ứng này sẽ “bài trừ” tất cả các Protein trong các sản phẩm tinh bột hoặc lúa mì trong đó có cả Gluten.

Biểu hiện đặc trưng với việc trẻ có thể bị ho hoặc các triệu chứng giống cảm lạnh như sổ mũi, ngứa/sưng miệng hoặc cổ họng, phát ban da, phát ban, nôn/tiêu chảy,……


Trẻ dị ứng tinh bột và lúa mì

Mất cân bằng gluten

Đây là sự rối loạn xảy ra do hệ thống miễn dịch gây nên khiến cho các mô thần kinh bị tác động. Từ đó, các chuyển động cơ bắp cũng bị ảnh hưởng.

4. Trẻ không dung nạp được Gluten thì nên bổ sung gì thay thế?

Có rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên không chứa gluten hoặc có những sản phẩm được gắn mác Gluten Free mà bạn có thể chọn, bao gồm:

– Thịt, cá và hải sản, trứng và các sản phẩm đã được chế biến như thịt viên, thịt xông khói, cá viên.

– Sữa và các sản phẩm làm từ sữa như phô mai, bơ, kem và sữa chua. Với trẻ sử dụng sữa công thức, mẹ có thể chọn Bledina Bledilait đặc biệt an toàn bởi thành phần không dầu cọ, không chất bảo quản, không thêm hương vị, không gluten, không GMO. Đồng thời bổ sung các dưỡng chất quan trọng khác giúp trẻ tăng trưởng một cách toàn diện.

– Ăn uống không gluten với trái cây và rau củ quả như táo, chuối, cam, dưa hấu, cà rốt, cải xanh, rau diếp cá và rau má, khoai tây, khoai lang, sắn và củ cải.

– Các loại hạt và đậu như hạnh nhân, hạt dẻ cười, đậu phộng, đậu nành và đậu đỏ,…….

– Chất béo, dầu và bơ như dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu dừa và bơ quả bơ


Thực phẩm Gluten Free

Hy vọng với bài viết trẻ mẹ có thể nắm rõ được thông tin về Gluten và tình trạng bất dung nạp chất này.

>>>Xem thêm: Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Cách nhận biết và xử lý kịp thời

*Thông tin sưu tầm*

Zalo