Cách nấu cháo rây cho trẻ và tỷ lệ nấu cháo rây phù hợp

Khác với bột gạo đã được xay nhuyễn nấu thành cháo, cháo rây sẽ có kết cấu thô hơn nhưng vẫn đảm bảo độ mịn, dễ nuốt và dễ hấp thu cho bé. Vậy mẹ đã biết cách nấu cháo rây cho bé chưa?

1. Lợi ích khi cho trẻ ăn cháo rây

Ăn dặm bằng cháo rây mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ:

– Giúp bé dễ tiêu hóa thức ăn hơn

– Bắt đầu cho trẻ tập làm quen dần với thức ăn thô và làm quen với phản xạ nhai và nuốt ngay từ sớm, dễ dàng cho việc thay đổi kết cấu thức ăn nhanh chóng

– Giúp trẻ cảm nhận rõ mùi vị của thức ăn

– Kết cấu mềm mịn, thơm ngon, hương vị rõ ràng sẽ giúp hạn chế được tình trạng biếng ăn ở trẻ, ngược lại còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Lợi ích khi cho trẻ ăn cháo rây

2. Tỷ lệ nấu cháo thích hợp nhất

Ba mẹ không thể tăng độ thô cho trẻ một cách nhanh chóng được sẽ khiến trẻ khó nuốt, nôn ọe và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Thay vào đó, hãy từ từ tăng độ thô bằng cách nấu cháo rây cho trẻ với tỷ lệ thích hợp qua từng giai đoạn khác nhau như sau:

– 5 – 6 tháng tuổi: Dùng 1 phần gạo và 10 phần nước để nấu cháo

– 7 – 8 tháng tuổi:

+ Đầu giai đoạn: Dùng 1 phần gạo và 7 phần nước để nấu cháo

+ Cuối giai đoạn: Dùng 1 phần gạo và 5 phần nước để nấu cháo

– 9 – 11 tháng tuổi:

+ Đầu giai đoạn: Dùng 1 phần gạo và 4 phần nước để nấu cháo

+ Cuối giai đoạn: Dùng 1 phần gạo và 3 phần nước để nấu cháo

3. Cách nấu cháo rây cho trẻ nhanh chóng

Mẹ có thể học cách nấu loại cháo này cho trẻ ăn dặm đơn giản, nhanh chóng với các bước dưới đây

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Mẹ sẽ cần chuẩn bị tất cả những nguyên liệu sau:

– 20g gạo tẻ ( tùy vào lượng ăn của trẻ có thể tăng dần số lượng lên )

– Nước lọc, tỷ lệ gạo và nước tùy thuộc vào độ tuổi ăn dặm của bé. Ví dụ: Đối với trẻ vừa mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên nấu cháo rây với tỷ lệ 1:10 cho bé như 20g gạo, lượng nước cần thiết là 200ml nước.

– Dầu ô liu

– Nồi nấu cháo (Có thể là nồi thường, nồi cơm điện có chế độ nấu cháo hay nồi nấu chậm, nồi ủ, bình giữ nhiệt…)

– Rây lọc cháo (hoặc dụng cụ rây cháo cho bé)

– 1 cái muỗng.

Bước 2: Vo gạo

Bước này rất quan trọng vừa đảm bảo gạo được sạch sẽ trước khi nấu cháo, vừa giúp gạo mềm hơn để nấu nhanh hơn. Khi vo gạo để nấu cháo, bạn nên vo gạo nhẹ tay và vo gạo với 2 lần nước là được. Ngoài ra đừng quên làm sạch tất cả những dụng cụ cần thiết bao gồm đồ nấu và đồ cho trẻ ăn.

Bước 3: Nấu cháo

Có rất nhiều cách nấu cháo cho trẻ như nấu bằng nồi bình thường, nấu bằng nồi cơm điện, nồi nấu nấu chậm hay nồi ủ hay ủ cháo bằng bình giữ nhiệt,…..dù nấu bằng phương thức nào mẹ cũng phải nắm thật rõ cách thực hiện để đảm bảo thành quả tốt nhất cuối cùng.

Dưới đây, Bledina sẽ hướng dẫn mẹ cách nấu cháo bằng bếp ga

Bước 1: Cho gạo và nước lọc vào nồi

Bước 2: Bắc nồi lên bếp, để lửa vừa, khi cháo sôi hạ lửa cho sôi liu riu, tránh trào và nấu cháo trong khoảng 30-45 phút

Bước 3: Sau đó tắt bếp, ủ cháo trong nồi thêm khoảng 15 phút để cháo mềm và thơm hơn

Bước 4: Sau 15 phút, bật bếp nấu cháo lại lần 2 đến khi cháo sôi đều. Lặp lại như thế cho đến khi hạt cháo nở mềm thì tắt bếp.


Nấu cháo rây cho trẻ

Bước 4: Rây cháo

Nghe có vẻ đơn giản nhưng bước này đòi hỏi mẹ phải thực hiện sao cho cháo mịn nhưng không quá nhuyễn mà vẫn phải đảm bảo được độ thô thích hợp nhất

Để rây cháo cho bé, hãy làm như sau:

Bước 1: Sau khi cháo đã nấu chín, bạn cho cháo ra chén với lượng vừa đủ theo khẩu phần ăn của trẻ

Bước 2: Múc từng phần cháo lên rây lọc, rồi dùng muỗng chà nhẹ để thu được phần cháo nhuyễn mịn trong một cái chén khác được đặt bên dưới rây

Bước 3: Nếu trẻ mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ có thể cho thêm nước (hay sữa) vào phần cháo vừa rây, trộn đều, rồi rây lại lần 2 để cháo mịn hơn. Còn với bé đã quen ăn dặm thì có thể ăn được cháo rây 1 lần.

Bước 4: Nếu sau khi rây cháo mà phần cháo vẫn còn đặc thì mẹ có thể cho thêm 1 ít nước nấu cháo lúc nãy để cháo loãng hơn.

Bước 5: Khi cháo đã nguội bớt, bạn cho thêm ít dầu ô liu vào đảo đều rồi cho bé thưởng thức

Nghiền cháo cho trẻ ăn dặm

Ngoài ra để đa dạng hương vị cho trẻ và cung cấp thêm nhiều nguồn dinh dưỡng thiết yếu khác, mẹ hãy kết hợp thêm những loại thực phẩm khác như rau củ quả, thịt, cá, trứng, hải sản,……Nhưng hãy nấu riêng cháo và các loại thực sau sau khi cháo đã được rây xong mới trộn chung lại với nhau.

>>>Xem thêm: Những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho trẻ

*Thông tin sưu tầm*

 

Zalo