TRẺ SƠ SINH NGỦ NHIỀU: CÓ PHẢI VẤN ĐỀ ĐÁNG LO VỚI MẸ

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều rất tốt cho quá trình phát triển hệ thần kinh, cảm xúc nhưng trẻ lại ngủ quá nhiều thậm chí là quên cả ăn khiến những người mới làm mẹ lần đầu cảm thấy khó hiểu và đôi chút lo lắng. Vậy vấn đề này có thực sự đáng quan ngại? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.

1. Chu kỳ giấc ngủ ở trẻ

Để có cơ thể khỏe mạnh, trẻ cần có số giờ ngủ nhất định. Tuy nhiên mỗi đứa trẻ sẽ có những đặc điểm cũng như thói quen riêng khác nhau, nhưng mẹ có thể tham khảo những tiêu chuẩn về nhu cầu ngủ cần thiết của trẻ ở các độ tuổi nhất định từ đó dễ dàng biết được con có ngủ nhiều hay không?

– Từ 0 đến 3 tháng: 18 giờ mỗi ngày

– Từ 3 đến 6 tháng: 15 giờ mỗi ngày

– Từ 6 đến 12 tháng: 14 giờ mỗi ngày

– Từ 12 đến 24 tháng: 13:30 mỗi ngày

– Từ 2 đến 3 tuổi: 13 giờ mỗi ngày

– Khi 3 tuổi: 12 giờ mỗi ngày.

Nhu cầu giấc ngủ của trẻ

2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có đáng lo ngại?

Tại sao trẻ sơ sinh lại ngủ nhiều? Khi còn ở trong bụng mẹ, với không gian tối, yên tĩnh cùng sự vuốt ve ấm áp trẻ dành phần lớn quỹ thời gian của mình trong ngày chỉ để ngủ.

Vì thế sau khi chào đời nhiều trẻ chưa quen và vẫn duy trì thói quen này. Đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh có thể ngủ cả ngày nhiều nhất là khoảng 20 giờ đồng hồ. Đây biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ nên mẹ không cần quá lo lắng trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Hơn nữa việc ngủ nhiều còn tác động đến sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia, khi ngủ não trẻ sẽ tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng có lợi cho chiều cao sau này. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều góp phần vào sự tăng trưởng của não bộ giúp trẻ thông minh, sáng dạ và khỏe mạnh hơn những trẻ ngủ ít hoặc ngủ không sâu giấc. Tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái, nên trẻ ngủ nhiều không mệt mỏi, chán ăn ngược lại còn ăn tốt hơn và tiếp thu mạnh mẽ.

Tuy nhiên, sau mỗi 2 – 3 tiếng mẹ nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ ăn, không bị đói làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Cần đánh thức thật nhẹ nhàng như vỗ nhẹ vào lưng, vai, má của bé, bỏ bớt khăn quấn để bé cảm thấy thoải mái nhất khi bị đánh thức, tránh khiến bé giật mình khóc thét. Nếu trẻ vẫn chưa thức giấc, mẹ có thể lắc ngón chân trẻ, vuốt dưới bàn chân trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

3. Khi nào nên lo lắng trẻ sơ sinh ngủ nhiều?

Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều mà vẫn ăn uống bình thường thì đó là điều không đáng ngại. Nhưng nếu rơi vào trường hợp trẻ ngủ nhiều không dậy bú sữa hoặc ngủ li bì rất có thể là biểu hiện của một số vấn đề sau:

– Trẻ bị ốm, ho, hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt khiến trẻ mệt mỏi và ngủ nhiều hơn

– Trẻ tiêu chảy, mất nước dẫn đến chán ăn, bỏ bú và ngủ nhiều

– Một số ảnh hưởng từ môi trường xung quanh như tiếng ồn, nhiệt độ,…..khiến trẻ không thoải mái khi ngủ, sau đó ngủ nhiều hơn để bù lại

– Trẻ sinh non

– Trẻ vàng da hoặc vừa trải qua một số thủ thuật y tế nhỏ

– Trẻ bị rối loạn nhịp thở, nhịp tim.

Những trường hợp này nếu không được can thiệp trong một khoảng thời gian dài rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và tệ hơn là dẫn đến một số bệnh lý. Nếu nghi ngờ con mắc phải một trong các triệu chứng trên hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được khám tổng quát hơn.

4. Làm thế nào để chăm sóc tốt giấc ngủ cho con

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết để con có thể ngủ đủ giấc, đủ giờ và bắt nhịp dần dần với đồng hồ sinh học hợp lý. Một số cách sau mà mẹ có thể áp dụng:

– Đưa bé đi dạo để bé được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Không nên đi vào các buổi trưa vì lúc này tia UV từ mặt trời rất mạnh thay vào đó buổi sáng và buổi chiều sẽ là thời điểm tốt nhất để trẻ hấp thụ tốt các dưỡng chất.

– Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm bằng cách chơi nhiều hơn với trẻ vào ban ngày để trẻ không cảm thấy buồn ngủ

– Mặc cho trẻ những quần áo thoải mái hoặc cởi bớt quần áo để trẻ bớt ấm và thức dậy vào giờ bú sữa hoặc giờ ăn.

– Tạo không gian ngủ yên tĩnh cùng nhiệt độ phòng thích hợp.

– Lau mặt cho trẻ bằng khăn ướt hoặc nâng trẻ lên trước khi đổi vú để trẻ ợ hơi.

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

Nếu vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường, ba mẹ không cần quá lo lắng vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Điều đó chứng minh được trẻ đang có sự phát triển khỏe mạnh theo đúng tiến trình.

*Thông tin sưu tầm*

 

Zalo