Trẻ nôn trớ sau khi ăn: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ nôn trớ sau khi ăn là một tình trạng không hiếm gặp đặc biệt với những trẻ đang trong giai đoạn tập ăn hoặc bú. Nhìn chung, tuy không gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhưng việc nôn trớ thường xuyên sẽ khiến trẻ nhanh bị sụt cân, chậm tăng cân và dễ mệt mỏi, đề kháng yếu. Vì thế ba mẹ vẫn nên xử lý tình trạng này càng sớm càng tốt. Trong bài viết dưới đây, Bledina sẽ chỉ ra một số nguyên nhân gây ra tình trạng này và một số cách giải quyết hiệu quả cho ba mẹ. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Nguyên nhân trẻ nôn trớ sau khi ăn

Tuổi càng nhỏ, tình trạng nôn trớ sau ăn xuất hiện càng nhiều và biểu hiện này sẽ tự khỏi khi trẻ trên 12 tháng tuổi. Tuy nhiên vì những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển ở trẻ, nên việc hạn chế là rất quan trọng. Nhưng trước tiên, ba mẹ cần nắm rõ tại sao trẻ dễ bị nôn trớ sau khi ăn

Do ăn uống sai cách

Trẻ bị nôn trớ sau khi ăn có thể là biểu hiện cho việc ăn uống không khoa học. Cụ thể do những sai lầm sau:

– Mẹ cho trẻ ăn quá nhiều như uống nhiều cữ sữa và lượng sữa hơn bình thường, ép trẻ ăn khi đã quá no khiến dạ dày bị quá tải, không thể chứa thêm nữa dẫn đến việc trẻ hay nôn trớ sau khi ăn

– Trong quá trình bú, mẹ cho trẻ bú không đúng cách khiến trẻ vô tình nuốt phải một lượng không khí lớn vào dạ dày dẫn đến đầy bụng và nôn trớ

– Khi trẻ vừa ăn xong đã cho trẻ vận động mạnh hoặc nằm ngay lập tức khiến lượng thức ăn chưa tiêu hóa xong bị đẩy lên thực quản, trẻ khó thở, tức bụng và nôn trớ

– Mùi vị thức ăn không phù hợp cũng là một trong những nguyên do khiến trẻ nôn trớ sau khi ăn


Nguyên nhân trẻ nôn trớ sau ăn

Trẻ nôn trớ sau khi ăn do một số bệnh lý gây nên

– Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm phổi, viêm họng, viêm màng não, viêm dạ dày, các vấn đề về não, thần kinh,… Nếu trẻ mắc phải những căn bệnh này, con có thể xuất hiện những triệu chứng khác như ho, chảy nước mũi, sốt hoặc không. Khi trẻ bị bệnh, con thường cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, khó thở,… Do đó, bé hay bị nôn trớ sau khi ăn.

– Một số bệnh ngoại khoa nghiêm trọng như tắc ruột, lồng ruột, khiến bé hay bị nôn trớ sau khi ăn. Ngoài ra, con còn có thể đi ngoài ra máu, đau bụng quằn quại không rõ nguyên nhân, bụng căng trướng,…

– Nôn do một số bệnh toàn thân: Suy dinh dưỡng, còi xương, táo bón

– Dị tật thực quản: Ở những trẻ bị hở eo thực quản và hẹp thực quản thường dễ bị nôn hơn những trẻ em không bị dị tật thực quản khác.

2. Cách xử lý khi trẻ nôn trớ sau khi ăn

Khi trẻ nôn trớ nên làm gì? Đầu tiên, khi trẻ nôn trớ xong hãy cho trẻ đứng thẳng hoặc cho nằm sấp hoặc nằm nghiêng để tránh trường hợp trẻ hít phải chất đã nôn vào phổi hoặc đường hô hấp trên khiến trẻ nôn nhiều hơn và tắc nghẽn đường thở rất nguy hiểm.

Sau đó hãy bổ sung nước đầy đủ vì trẻ nôn trớ sau khi ăn sẽ làm cơ thể chúng mất đi một lượng nước khá lớn. Với trẻ lớn, ba mẹ có thể cho trẻ uống nước khoáng thường, nước trái cây hoặc nước điện giải. Ngược lại với trẻ nhỏ, ba mẹ có thể tăng thêm 1 cữ bú nữa hoặc tăng thêm lượng sữa bú trong 1 cữ để cấp nước cho trẻ an toàn và hiệu quả.

Khi trẻ ngủ cho dù là đêm hay trưa phụ huynh cũng nên đặt bé nằm ngửa trên bề mặt phẳng. Tốt nhất không nên để bất cứ vật nào mềm xung quanh chỗ bé nằm.
Trong trường hợp trẻ mới tập ăn thức ăn đặc và bị ói, sau khi trẻ bị nôn trong vòng 24 giờ đầu các mẹ đừng cho bé ăn lại.


Cách giúp trẻ không nôn trớ sau ăn

3. Cách phòng tránh nôn trớ ở trẻ

Hầu hết các trường hợp nôn trớ có thể tự hết khi con dần trưởng thành nhưng cảm giác khó chịu, mệt mỏi mỗi lần nôn trớ khiến trẻ không thoải mái một chút nào, thậm chí còn làm chậm quá trình phát triển cả về cân nặng lẫn chiều cao do thiếu dinh dưỡng. Do đó, thay vì phải luôn phải xử lý khi con nôn trớ, ba mẹ nên phòng tránh việc này ngay từ sớm bằng những cách sau:

– Cho trẻ ăn từ từ, chậm rãi để trẻ nhai kỹ và cũng để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn

– Bất cứ khi nào cho trẻ ăn một một món mới hãy cho trẻ ăn ít hoặc kết hợp với những loại thực phẩm trẻ thích để quen dần với hương vị

– Chú ý tư thế đúng khi cho con bú

– Sau khi cho ăn xong nên cho trẻ nghỉ ngơi 1 chỗ khoảng từ 10 – 15 phút

– Đưa trẻ đến khám bác sĩ sớm nếu phát hiện trẻ nôn trớ do bệnh lý gây ra


Phòng tránh nôn trớ sau ăn

Đừng lơ là triệu chứng trẻ nôn trớ sau khi ăn ba mẹ nhé vì bất cứ tình trạng nào khác lạ xảy ra cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo