Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng cho trẻ ăn những loại thực phẩm nào?

Trẻ bị tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa vô cùng phổ biến nhất nhất là trong giai đoạn ăn dặm vì lúc này trẻ làm quen với nhiều loại thực phẩm đa dạng khác nhau, nếu kéo dài nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng hấp thu và phát triển hiệu quả ở trẻ. Để cơ thể trẻ nhanh chóng hồi phục và tránh bị mất nước trầm trọng do tiêu chảy, mẹ cần thực hiện những cách chăm sóc phù hợp một trong số đó phải kiêng những thực phẩm có khả năng khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn. Vậy cụ thể danh sách thực phẩm cần kiêng bao gồm những loại nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

1. Những loại thực phẩm cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy có thể xuất hiện vô vàn vấn đề về sức khỏe làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển và tăng trưởng hiệu quả.

Tiêu chảy có thể gây ra tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, giảm cân cấp tính một phần do trẻ thường xuyên bị, đau bụng, sốt, hoặc đi ngoài phân máu khiến trẻ không muốn ăn, một phần do tiêu chảy gây ức chế và làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Với tiêu chảy cấp còn có thể làm suy giảm các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thậm chí có một vài trường hợp rơi vào hôn mê.

Vì thế cách chăm sóc trẻ đúng cách ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng tiêu chảy vô cùng quan trọng giúp hệ tiêu hóa hồi phục nhanh chóng. Đầu tiên là thay đổi một số thói quen ăn uống không tốt khi trẻ bị tiêu chảy. Vậy không nên cho trẻ tiếp nhận những loại thực phẩm nào?

– Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên xào chứa nhiều chất béo không lành mạnh có thể làm yếu đi khả năng hoạt động của các lợi khuẩn đường ruột, vì thế nó không tốt khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy trong việc ăn uống


Hạn chế thực phẩm nhiều giàu mỡ khi trẻ tiêu chảy

– Sữa và các thực phẩm khác chứa nhiều lactose sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn (hoặc gây ra các vấn đề khác về dạ dày như đầy hơi hoặc chuột rút).

– Thực phẩm giàu chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả nhưng trong trường hợp tiêu chảy, những thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

– Các loại đường hay chất làm ngọt nhân tạo không nên cho trẻ dùng trong thời gian trẻ bị tiêu chảy. Bởi chúng đi vào đại tràng có thể làm gián đoạn các vi khuẩn đường ruột hoạt động, làm tăng thẩm thấu nước khiến trẻ tiêu chảy nặng thêm.

– Các loại thủy hải sản cần được hạn chế bởi nhóm thực phẩm này có chứa các protein kích ứng, có thể gây dị ứng cho trẻ một trong những biểu hiện là đau bụng, nôn trớ và tiêu chảy. Hơn nữa, các loại thủy sản này có lớp chất nhầy ở bề mặt, mùi tanh dễ hấp dẫn các loại hại khuẩn đường ruột.

Thủy hải sản khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn

Sau khi khỏi tiêu chảy, mẹ vẫn nên hạn chế những loại thực phẩm này trong khoảng 2 tuần để tình trạng tiêu chảy không nhanh chóng quay trở lại.

2. Một số cách điều trị khi trẻ bị tiêu chảy

– Bù nước cho trẻ bị tiêu chảy vì triệu chứng này có thể gây mất nước, vì vậy hãy đảm bảo trẻ có thể uống đủ nước. Với trẻ bú sữa mẹ hãy tăng liều lượng sữa trong mỗi cữ bú hoặc tăng thêm cữ bú được cung cấp hằng ngày, trẻ nhỏ trong giai đoạn này không nên uống nước.

Với trẻ lớn hơn, nếu mẹ đang cho trẻ uống sữa và tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm, hãy ngừng cho trẻ uống sữa. Trong một số trường hợp, sữa có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn. Khi điều đó xảy ra, mẹ hãy cho trẻ uống nước và sử dụng dung dịch bù nước điện giải.

– Thay vì cho trẻ ăn ba bữa mỗi ngày, hãy cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày cho đến khi tình trạng tiêu chảy của trẻ cải thiện.

– Cho trẻ ăn những loại thực phẩm nấu dưới dạng cháo, súp vừa dễ tiêu, vừa bổ sung được dưỡng chất cần thiết, vừa là một cách bù nước cho trẻ hiệu quả. Ngoài ra với thắc mắc “trẻ bị tiêu chảy ăn sữa chua được không”, câu trả lời là có, mẹ hãy bổ sung thêm sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến món ăn đúng cách

– Trường hợp cần đến gặp bác sĩ:
+ Trẻ khát nước trầm trọng, mắt trũng, khô miệng, tiểu ít
+ Sau 2 – 3 ngày tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm thậm chí nặng hơn
+ Trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật
+ Phân lẫn với máu


Điều trị trẻ bị tiêu chảy

Vấn đề trẻ bị tiêu chảy không thể xem nhẹ. Vì thế bên cạnh việc chăm sóc ba mẹ cũng cần phải quan sát trẻ liên tục với những biểu hiện để kịp thời có những phương pháp hỗ trợ hiệu quả.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo