Tổng hợp cho mẹ lượng ăn dặm của trẻ theo từng tháng tuổi

Vì để tránh vấn đề để trẻ quá no hoặc quá đói, tránh bổ sung cho trẻ thiếu chất hoặc thừa chất, Bledina sẽ tổng hợp về liều lượng ăn dặm của trẻ theo từng tháng tuổi khác nhau để ba mẹ nắm rõ từ đó có những cách điều chỉnh tăng hoặc giảm thích hợp nhất với con.

1. Lượng ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi (Tuần đầu)

Trong giai đoạn này trẻ vẫn xen kẽ việc dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức kết hợp với ăn dặm. Vì thế lượng ăn dặm của trẻ 6 tháng tuổi sẽ “gia giảm” cả lượng cữ bú lẫn lượng thực phẩm.

– Số bữa : 1 bữa chính

– Lượng sữa: lượng sữa bé 6 tháng cần bú hàng ngày trong khoảng 750 – 900ml, chia thành 5 lần bú, mỗi cữ bú khoảng 120 – 180ml sữa. Khoảng cách giữa các cữ bú là 3 – 4 tiếng.

– Lượng bột /cháo : Có thể ăn bột loãng, sền sệt rồi đặc hoặc các thức ăn xay/nghiền với hàm lượng khoảng 100 – 200 ml thức ăn/bữa

– Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa (bơ, chuối, bí đỏ, súp lơ,..)

– Lượng dầu ăn cho bé : 2.5 ml/ngày

2. Bé 6 tháng tuổi (Từ tuần thứ 2 ăn dặm)

Từ tuần thứ 2 của việc ăn dặm, mẹ sẽ cần giảm cữ bú hơn và tăng lượng “cữ” ăn một ngày lên nhiều hơn. Cụ thể

– Số bữa : Số bữa ăn nên tăng thành 2 bữa/ngày

– Lượng sữa: 750 -800ml/ngày, chia thanh 3 – 4 cữ bú, mỗi cữ khoảng 180 – 220ml sữa mỗi ngày

– Lượng bột /cháo: tăng hàm lượng lên khoảng 200ml

– Lượng đạm : 35g/bữa (Ở tuần thứ 2 ăn dặm, bé có thể bổ sung đạm bằng thịt bò hoặc thịt lợn)

– Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa

– Lượng dầu ăn: 2.5 ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)


Lượng ăn dặm của trẻ 6 tháng

3. Lượng ăn dặm của trẻ 7 tháng tuổi

Khi đạt cột mốc giai đoạn 7 tháng, lượng ăn dặm của trẻ vẫn được giữ nguyên ở 6 tháng tuổi từ tuần thứ hai ăn dặm.

– Số bữa : 2 bữa chính 1 bữa phụ

– Lượng sữa: Bé vẫn tiếp tục bú sữa mẹ hoặc sữa công thức từ 3 – 4 cữ bú với lượng sữa từ 750 – 800 ml

– Lượng bột/cháo: 200ml/cháo/ngày

– Lượng đạm: 35-40g/bữa

– Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa

– Lượng dầu ăn cho bé : 2.5-5 ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)

– Bữa phụ: Có thể cho trẻ ăn sữa chua, phô mai, váng sữa, trái cây nghiền,….tùy ý mẹ. Lưu ý 1 tuần chỉ nên cho trẻ ăn không quá 4 ngày tránh bổ sung thừa chất và khiến trẻ bị ngán.

4. Bé 8 tháng tuổi

8 tháng, trẻ sẽ có liều lượng ăn dặm như sau:

– Số bữa : 2 bữa chính + 1 bữa phụ

– Lượng sữa: 550-600ml/ngày

– Lượng bột/ cháo :200ml/bữa/ngày

– Lượng đạm: 30-35/bữa

– Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa

– Lượng dầu ăn: 5ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)

5. Bé 9-10 tháng tuổi

Trẻ từ 9 – 10 tháng thì các bữa ăn dặm với nguồn thực phẩm đa dạng đã trở thành bữa ăn quan trọng nhất trong ngày của trẻ khác với những giai đoạn trước bữa ăn dặm chỉ mang tính làm quen. Điều này đồng nghĩa với việc lượng cữ bú sẽ giảm đi, thay vào đó là tăng thêm lượng cháo và các loại thực phẩm khác.

– Số bữa : 3 bữa chính + 2 bữa phụ

– Lượng sữa: 550-600ml/ngày

– Lượng bột/cháo: Trẻ đã có thể ăn bột đặc, thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để trẻ có thể tự cầm nắm được với hàm lượng từ 200 – 250 ml

– Lượng đạm: 35g/bữa

– Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa

– Lượng dầu ăn: 5ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)

– Các bữa phụ vẫn duy trì không quá 4 ngày/ tuần

Lượng ăn dặm của trẻ 10 tháng

6. Bé 11 tháng tuổi lượng ăn dặm thế nào?

Giai đoạn này thường là giai đoạn các bé bắt đầu phát triển thể chất cả về cân nặng và chiều cao rất lớn. Vậy nên việc cung cấp đủ dinh dưỡng và tăng lượng ăn dặm của trẻ với thực phẩm rất quan trọng. Trẻ ăn dặm với liều lượng như sau:

– Số bữa : 3 bữa chính + 1 bữa phụ

– Lượng sữa: giảm xuống còn 500-550ml/ngày

– Lượng bột/cháo : 250 – 300ml hoặc trong giai đoạn này trẻ đã có thể ăn thức ăn thô được thái nhỏ, cắt khúc và ăn đa dạng thức ăn. Nên trong bữa ăn hằng ngày hãy đảm bảo trẻ được bổ sung 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

– Lượng đạm: 25/bữa

– Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa

– Lượng dầu ăn: 5ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)

7. Lượng ăn dặm của trẻ 12 -24 tháng tuổi

– Số bữa : 3 bữa chính + 1 bữa phụ

– Lượng sữa: 500ml/ngày

– Lượng thực phẩm: Trẻ vẫn ăn theo chế độ giống trong giai đoạn 11 tháng. Cho đến khi trẻ đạt 24 tháng tuổi thì có thể ăn cơm cùng với gia đình

– Lượng đạm: 45g/bữa

– Lượng rau/củ/quả: 20g/bữa

– Lượng dầu ăn: 10ml/ngày (Một tuần không quá 4 ngày)


Trẻ 24 tháng ăn dặm với lượng như thế nào

Lượng ăn dặm của trẻ như trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào sức ăn cũng như những phương pháp ăn dặm khác nhau mà mẹ theo đuổi cho trẻ có thể tăng lên, giảm xuống hoặc thay đổi sao cho phù hợp nhất.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo