Thừa cân béo phì ở trẻ gây ra những rủi ro sức khỏe nào?

So với trẻ có cân nặng bình thường, trẻ bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cao hơn rất nhiều. Vậy cụ thể thừa cân béo phì ở trẻ có thể gây ra những rủi ro nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.

1. Thừa cân béo phì ở trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Thực trạng thừa béo béo phì ở trẻ đang ngày càng gia tăng và gây ra những bệnh lý không tốt cho sức khỏe nhất là khi tuổi còn quá nhỏ. Trong đó có bệnh tiểu đường.

Béo phì và lối sống ít vận động ở trẻ không phải là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý tiểu đường nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Không giống như trước đây bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở những người trường thành nhưng hiện tại bệnh có thể xuất hiện ở những trẻ nhỏ. Theo thời gian dài mà không có phương pháp giảm cân hợp lý, sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao từ đó dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, các vấn đề về mắt, tổn thương thần kinh và các vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh tiểu đường diễn ra sớm nếu trẻ bị thừa cân béo phì

2. Thừa cân béo phì ở trẻ gây ra bệnh cao huyết áp

Cũng là một bệnh lý khá hiếm gặp ở trẻ nhỏ vào thời gian trước nhưng cao huyết áp lại có thể dễ dàng xảy ra khi trẻ bị thừa cân béo phì. Bởi một khi trọng lượng cơ thể tăng thêm không cần thiết, nó sẽ làm tăng đáng kể áp lực lên khối lượng công việc của tim, đẩy tim bơm máu nhanh hơn vào các mạch máu. Sự lưu thông nhanh và mạnh tiếp tục gây áp lực lớn lên thành động mạch, dẫn đến huyết áp tăng cao.

3. Bệnh tim

Thừa cân béo phì ở trẻ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh có thể dẫn đến bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao, cholesterol trong máu cao và đường huyết cao,….. Ngoài ra, trọng lượng dư thừa cũng có thể khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Trong đó, đau tim và đột quỵ là hai biến chứng tiềm ẩn của bệnh tim.

Trẻ bị thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh lý

4. Ảnh hưởng đến xương khớp

Xương khớp là một trong những tác hại của thừa cân béo phì ở trẻ mà ba mẹ có thể dễ dàng quan sát nhất. Tiêu biểu nhất nhất phải kể đến là viêm xương khớp, viêm khớp gối, viêm khớp háng,…. Lý do bởi các chất béo khiến cho hệ thống xương khớp phải chịu áp lực lớn khi hoạt động và rất dễ bị tổn thương. Nhất là khi phải mang vác nặng hoặc vui chơi quá sức, trẻ có thể bị cứng khớp gây đau.

Trong một vài trường hợp xương khớp bị tổn thương nặng nề, mặc dù có thể phẫu thuật khớp để thay thế khớp bị hư bằng khớp nhân tạo, nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn nữa nếu khớp bị lỏng.

5. Các bệnh hô hấp

Mỡ tích tụ và tăng lên nhất là ở vùng cổ sẽ làm “tắc nghẽn” đường thở khiến trẻ khó thở hơn người bình thường. Nguy hiểm hơn, bệnh thừa cân béo phì ở trẻ còn gây ra hiện tượng rối loạn nhịp thở hoặc ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng.

Thừa cân béo phì ở trẻ tác động xấu đến cả hệ hô hấp

6. Thừa cân béo phì ở trẻ còn cản trở hệ tiêu hóa hoạt động

Mỡ thừa bám vào thành ruột và cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn đến tình trạng trẻ thường xuyên bị táo bón, đau bụng, đầy hơi và mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản,

Ngoài ra, béo phì làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi mật. Hơn nữa chất béo cũng có thể tích tụ ở gan và dẫn đến gan nhiễm mỡ, tổn thương gan, xơ gan, viêm gan, mô sẹo và thậm chí là suy gan.

7. Ảnh hưởng tâm lý xã hội

Nhất là khi bước vào giai đoạn đến trường, trẻ thừa cân béo phì thường có khả năng cao mắc các bệnh về tâm lý khi vì cơ thể to con, mập mạp khiến chúng dễ bị tự ti về ngoại hình, nhiều trẻ thường xuyên bị bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến tâm lý chán nản, stress, không muốn đi học. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tình hình kết quả học tập và nặng hơn là mắc trầm cảm.

Từ những thông tin trên có thể thấy, tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ gây ra những tác hại rất lớn cho sức khỏe với các bệnh lý cùng nhiều biến chứng tiềm ẩn đe dọa, ảnh hưởng đến cả khi trẻ đã trưởng thành. Vì thế, trẻ cần được giảm cân càng sớm càng tốt. Trong quá trình giảm cân, cân bằng dinh dưỡng, giảm cân an toàn và tập luyện thể dục thể thao là 3 yếu tố quan trọng nhất mà ba mẹ cần thực hiện.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo