Tập cho trẻ ăn bốc để phát triển những kỹ năng ăn dặm quan trọng

Để học hỏi và phát triển những kỹ năng ăn dặm cần thiết cho cả hiện tại lẫn tương lai, thay vì luôn giữ thói quen đút cho trẻ ăn thì ba mẹ hãy cho trẻ ăn bốc, cầm nắm thoải mái những đồ ăn mẹ chuẩn bị. Vậy cụ thể việc ‘ăn bốc” sẽ mang đến những tác dụng gì với trẻ? Làm thế nào để cho trẻ ăn bốc nhanh chóng?

1. Tác dụng của việc cho trẻ ăn bốc

Cho trẻ ăn bốc, bữa ăn có thể trở nên chậm hơn và “lộn xộn” hơn nhưng mẹ đừng lo lắng đây chỉ là giai đoạn đầu, khi trẻ đã quen dần với thói quen ăn uống này trẻ sẽ ăn nhanh, ăn ngon và ăn thành thục hơn. Hơn nữa, điều này còn mang đến cho trẻ rất nhiều tác dụng tốt vì ăn bốc là hoạt động phối hợp của tất cả các cơ quan bao gồm mắt, tay, miệng.

Tác dụng của việc cho trẻ ăn bốc như sau:

– Giúp trẻ rèn luyện khả năng cầm nắm, vận động ngón tay tốt

– Việc cầm nắm thức ăn bằng tay, trẻ có thể tự mình kiểm tra độ cứng và nhiệt độ của thức ăn

– Tăng khả năng cảm quan khi cho trẻ tiếp xúc với thức ăn, được cầm, ngửi và thậm chí là chơi với đồ ăn.

– Hạn chế được tình trạng biếng ăn, kén ăn vì mỗi bữa ăn giống như một trò chơi, một cơ hội để trẻ khám phá nhiều điều mới lạ

– Các bé có thể cảm nhận thức ăn bằng tay và quyết định nên ăn loại nào khi cầm nắm. Điều đó cũng phần nào giúp các nơ-ron thần kinh được kích thích hoạt động. Hơn nữa, việc trẻ ăn bốc giúp phát triển trí não, thông minh vì trẻ sẽ được quan sát, tiếp xúc với các loại đồ ăn có hình dáng và màu sắc khác nhau

– Giúp phát triển kỹ năng nói nhờ việc luyện tập cử động cắn và nhai thức ăn

– Rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự quyết định, tự tập hơn là bị động khi được bón


Tác dụng của việc cho trẻ ăn bốc

2. Khi nào nên cho trẻ ăn bốc và khi nào nên kết thúc giai đoạn này?

Khi nào cho trẻ ăn bốc? Thời điểm từ 8 – 9 tháng tuổi thích hợp nhất để mẹ bắt đầu giai đoạn “ăn bốc” cho trẻ. Ban đầu trẻ có thể dùng cả bàn tay để bốc cả nắm thức ăn và đưa lên miệng nhưng sau đó trẻ sẽ biết cách sử dụng ngón cái và ngón trỏ một cách linh hoạt hơn để cầm.

Với thời điểm kết thúc, trên thực tế không có bất cứ một quy định cụ thể nào về thời gian trẻ không ăn theo kiểu bốc nữa bởi mỗi trẻ sẽ có những sở thích ăn uống khác nhau và cách sử dụng thành thạo các dụng cụ ăn như thìa, nĩa, đũa,….Nhưng hầu hết khi trẻ 3 tuổi, ba mẹ có thể kết thúc giai đoạn này để chuyển sang giai đoạn ăn uống giống người lớn.


Mẹ có thể cho trẻ ăn bốc từ giai đoạn 8 tháng và kết thúc vào giai đoạn 3 tuổi

3. Nên chọn thực phẩm nào để việc ăn bốc dễ dàng hơn?

Ăn bốc đồng nghĩa với việc ba mẹ sẽ phải loại bỏ hoàn toàn thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn và thay thế bằng thức ăn thô hơn. Hầu hết cách chế biến thức ăn trong giai đoạn này nên được hấp và nấu chín mềm sao cho trẻ vừa dễ nắm mà vừa dễ dàng trong việc nhai nuốt.

Một số gợi ý về thức ăn để tập cho trẻ ăn bốc như sau:

– Các loại rau, củ quả luộc mềm như cà rốt, súp lơ, củ cải…

– Ưu tiên chọn những trái cây mềm: dưa vàng, dâu tây, dưa hấu, thanh long…

– Phô mai mềm

– Các loại bánh có hình tròn đầy như bánh quy, bánh rán…

– Các loại bánh mì thái lát hoặc bánh hình que.

– Cơm nắm thành hình tròn.

– Các loại thịt như gà, bò, lợn

– Hải sản: cá, tôm, mực,……


Thực phẩm thích hợp cho trẻ ăn bốc

Để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ và quan trọng nhất để trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, mỗi bữa ăn mẹ nên kết hợp các nhóm thực phẩm đa dạng, trang trí món ăn đầy màu sắc hoặc thêm những hình thù ngộ nghĩnh. Bên cạnh đó, hãy cho trẻ thử những món mới liên tục, nếu trẻ chưa tiếp nhận hãy dừng khoảng 4 ngày và cho trẻ thử lại sau đó.

4. Một số lưu ý quan trọng dành cho mẹ

– Không cắt thức ăn thành miếng quá to khiến cho khó nhai và cũng không nên miếng quá nhỏ theo dạng hạt lựu vì rất dễ gây hóc

– Thói quen ăn này cần tôn trọng cách ăn của con nhưng vẫn cần có sự kiểm soát của ba mẹ bên cạnh để tránh việc bé nhồi nhét quá nhiều thức ăn hơn nữa để đảm bảo an toàn cho trẻ với những trường hợp hóc, sặc,…

– Không thêm quá nhiều gia vị vào món ăn giống của người lớn mà nên để trẻ khám phá hương vị nguyên bản

– Đặc biệt khi ăn tốt nhất hãy cho trẻ ngồi trên ghế ăn dặm và bàn ăn, hạn chế các thiết bị điện tử gây xao nhãng từ đó rèn luyện được một thói quen ăn uống lành mạnh hơn.

– Đảm bảo vệ sinh bằng việc giữ gìn bàn ăn thật sạch, rửa tay chân mặt mũi cho trẻ cả trước và sau khi ăn.

Trẻ ăn bốc gần như là giai đoạn mang tính quyết định việc phát triển các kỹ năng và thói quen ăn uống của trẻ sau này. Vì thế mẹ đừng ngại việc “bẩn” mà bỏ lỡ phương pháp ăn dặm hiệu quả này nhé.

>>>Xem thêm: Ghi nhớ 3 tiêu chí lựa chọn thực phẩm ăn dặm có sẵn cho trẻ

*Thông tin sưu tầm*

Zalo