NÚM VÚ GIẢ: LIỆU CÓ THỰC SỰ TỐT CHO TRẺ HAY KHÔNG?

Nhiều người khuyên dùng núm vú giả cho trẻ nhưng có những người lại khuyên không nên đó là vì việc dùng núm vú giả tồn tại song song cả những mặt có lợi và hại cho sức khỏe cũng như hoạt động thường ngày của trẻ. Do đó trong bài viết dưới đây Bledina muốn chỉ ra những mặt lợi hại đó để ba mẹ nắm rõ.

1. Ưu nhược điểm của việc sử dụng núm vú giả cho trẻ

Ưu điểm 

Bé ngậm núm vú giả có tốt không?

– Làm dịu một đứa trẻ đang quấy khóc vì một số trẻ cảm thấy hạnh phúc nhất là khi được mút thứ gì đó.

– Giúp trẻ ngủ ngon hơn.

– Giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

– Giảm đau khi trẻ mọc răng và kích thích khả năng nhai

– Là phương pháp cai mút tay cho trẻ hiệu quả.

Sử dụng ti giả đúng cách mang đến nhiều lợi ích 

Nhược điểm 

– Mọi hoạt động hằng ngày dễ bị phụ thuộc

– Sử dụng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Trẻ có nguy cơ bị tưa miệng bởi núm vú dễ bị dính bẩn

– Sử dụng kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng. Nếu sử dụng trong vài năm đầu đời sẽ không gây ra nhiều hệ lụy đó nhưng nếu kéo dài thói quen này mãi răng của trẻ có khả năng bị lệch lạc, răng mọc chậm hơn bình thường, răng cửa nhô ra

– Làm gián đoạn quá trình cho trẻ bú vì nếu sử dụng quá sớm trẻ sẽ không còn “mặn mà” với việc bú sữa nữa từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.

Tác hại khi cho trẻ ngậm ti giả

2. Khi nào trẻ nên ngừng sử dụng núm vú giả?

Khi nào dùng núm vú giả? Nếu vẫn đang trong thời kỳ làm quen với việc bú sữa mẹ cụ thể là 3 – 4 tuần đầu tiên, mẹ không nên cho trẻ sử dụng núm vú giả cho đến khi con bú đã ổn định hơn ( 6 – 8 tuần trở nên ) kể cả trẻ đã “xuất hiện” những dấu hiệu thích mút ngón tay cái hoặc ngậm ti mẹ để ngủ.

Về vấn đề thời điểm ngừng sử dụng. Theo Học viện Nha Khoa Hoa Kỳ (AAPD) khuyến cáo nên dừng hẳn cho trẻ ngậm núm vú giả khi đã đạt được mốc 3 tuổi hoặc thậm chí là sớm hơn trong khoảng 1 tuổi. Vì đây cũng là thời điểm trẻ cần được cai sữa và tiếp xúc với những dạng thức ăn đặc, thô. Nếu tiếp tục cho trẻ sử dụng ti giả có thể gây ra những tác hại không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và cản trở nhiều khả năng phát triển tự nhiên của chúng.

3. Một số lưu ý khi cho trẻ sử dụng

Để đảm bảo an toàn cho con khi sử dụng ti giả, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Đừng bao giờ ép bé phải dùng

– Dùng núm vú giả đúng cách bằng việc không bao giờ đặt bất cứ thứ gì lên đầu núm vú để khuyến khích trẻ sử dụng như mật ong, đường,……

– Tuyệt đối không buộc một sợi dây quanh núm vú giả, nếu không cẩn thận nó có thể trở thành “con dao hai lưỡi” gây hại trực tiếp đến tính mạng của trẻ Chọn

– Đừng quên kiểm tra xem bé có đói hay cần thay tã trước khi cho bé ngậm ti giả hay không. Nếu không phải các trường hợp trên thì không nên cho trẻ dùng.

– Không sử dụng các loại núm vú có các tiện ích tích hợp, bộ phận chuyển động hoặc chất lỏng bên trong.

– Làm sạch núm vú giả thường xuyên. Đun sôi nước hoặc chuẩn bị một máy tiệt trùng ngay tại nhà. Đừng chỉ lấy mỗi khăn để lau vì nếu cả khăn không được vệ sinh sạch sẽ núm vú sẽ bị lây lan các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe trẻ

– Thay núm vú giả nếu phát hiện nó bị hỏng, nhựa bắt đầu nứt hoặc bề mặt bị vỡ thành từng mảnh nhỏ.

– Nếu trẻ quấy khóc hãy tự dỗ trẻ hoặc phân tán tư tưởng bằng những món đồ chơi thay vì cho trẻ ngậm ti giả – việc này sẽ hình thành một thói quen xấu

– Không dùng khi trẻ đang chậm tăng cân hoặc mắc viêm tai giữa.

Vệ sinh sạch sẽ mọi dụng cụ liên quan đến trẻ 

Để nhận được lợi ích từ núm vú giả và tránh xa những tác hại gây ra, mẹ cần cho trẻ sử dụng đúng cách, đúng thời điểm và đúng tần suất. Đừng để việc ngậm ti giả trở thành một “thói quen”

*Thông tin sưu tầm* 

Zalo