Những sai lầm của ba mẹ khi “đối phó” với chứng biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn ở trẻ khiến con không thể phát triển khỏe mạnh và bắt kịp được đà tăng trưởng bình thường nên ba mẹ luôn trọng trạng thái vô cùng lo lắng, sốt sắng tìm đủ mọi cách để con quay trở lại việc ăn uống ngon như trước. Tuy nhiên, không phải phương pháp “trị” biếng ăn nào cũng tốt, nhiều ba mẹ mắc phải những sai lầm khiến tình trạng biếng ăn dần trở nên tệ hơn nữa. Do đó, trong bài viết dưới đây Bledina sẽ liệt kê một số sai lầm thường mắc phải đó để ba mẹ tránh áp dụng và tìm được những cách đối phó hợp lý hơn. Hãy cùng theo dõi nhé

1. Sai lầm 1: Sự có mặt quá nhiều của các thiết bị điện tử

Trị biếng ăn ở trẻ, không ít ba mẹ áp dụng “chiêu” vừa cho con ăn, vừa cho con xem các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,……để trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống. Tuy nhiên, đây lại là “con dao hai lưỡi” cho mọi vấn đề ở trẻ, thiết bị điện tử không thể giúp trẻ đỡ biếng ăn hơn, thậm chí nó còn khiến trẻ biếng ăn nhiều hơn bởi sự hứng thú và chú ý của trẻ dồn hết về các trò chơi, video hoạt hình thú vị và thu hút hơn trên các thiết bị đó.

Nếu trẻ ăn nhưng trên thực tế trẻ không nhận thức được mình đang ăn cái gì, hương vị ra sao, lượng thức ăn có no hay đói không,…..điều này ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của trẻ trong tương lai, giảm khả năng nhai nuốt, hơn nữa nó còn gây ra những tác động xấu hơn tới bộ máy tiêu hóa và sự hấp thụ thức ăn.

Ngoài ra, khi cho trẻ xem điện tử trong khi đang ăn sẽ hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ đối với những người xung quanh trong gia đình khiến cho trẻ không học được cách nói, thể hiện cảm xúc, và cũng không có sự phản hồi thích hợp.


Không cho trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại

2. Sai lầm 2: Cho trẻ uống kích thích ngon miệng để khắc phục biếng ăn ở trẻ

Hiểu được tình trạng biếng ăn ở trẻ là tình trạng khá phổ biến hiện nay nên nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng kích thích trẻ ăn ngon miệng được sản xuất. Trên thực tế, ba mẹ có thể cho trẻ sử dụng nhưng hãy tìm hiểu thật kỹ về thành phần, nguồn gốc xuất xứ, tính tương thích với cơ thể trẻ, tốt nhất hãy tìm đến chuyên gia hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất nhờ có vậy bé sẽ ăn uống tốt hơn từ đó cải thiện sức khỏe và tăng trưởng bình thường.

Đặc biệt, khuyến cáo ba mẹ không nên quá lạm dụng cho trẻ nhỏ sử dụng loại thuốc kích thích ngon miệng này không những không khắc phục được chứng biếng ăn hiệu quả mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

3. Sai lầm 3: Ép trẻ ăn trong sợ hãi

Đây là sai lầm mà nhiều ba mẹ thường mắc phải nhất khi ‘trị” bệnh biếng ăn ở trẻ. Vì tâm lý sốt ruột, lo lắng, bồn chồn muốn con ăn thật ngon mà ba mẹ không điều khiển được cảm xúc mà quát mắng, to tiếng với trẻ để thúc ép trẻ ăn. Tuy nhiên phương pháp này lại gây ra tác dụng ngược, biến bữa ăn của trẻ vốn cần phải vui vẻ, thoải mái trở thành một bữa ăn đầy sự sợ hãi và áp lực, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ về lâu dài, trẻ sẽ luôn cảm thấy khó khăn mỗi khi bắt đầu vào bữa từ đó càng biếng ăn hơn.

Bên cạnh đó, những bữa ăn trong nước mắt còn là nguyên nhân giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể bé.


Ép trẻ ăn khiến trẻ càng biếng ăn hơn

4. Sai lầm 4: Cắt giảm nhóm thức ăn, chỉ cho ăn thịt với chứng biếng ăn ở trẻ

Với hy vọng con vẫn sẽ phát triển tốt dù biếng ăn, nhiều ba mẹ có quan niệm sai lầm khi cho rằng bữa ăn chỉ cần cho con ăn thịt giàu đạm, chất béo mà bỏ qua các nhóm thực phẩm dinh dưỡng khác bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất nhiều hơn.

Đây là phương pháp phản khoa học khi áp dụng với chứng biếng ăn ở trẻ bởi để trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, thì cần phải nạp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cụ thể là 4 nhóm chính bao gồm đạm từ thịt cá trứng sữa…, chất béo từ mỡ động vật, dầu thực vật, vitamin từ các loại rau xanh, hoa trái, tinh bột từ ngũ cốc, các loại hạt.

5. Sai lầm 5: Cho trẻ ăn các bữa phụ không đúng cách

Bước vào thời kỳ ăn dặm, các bữa phụ vô cùng quan trọng đối với trẻ vì đây là bữa ăn cung cấp thêm cho trẻ những dưỡng chất cần thiết đồng thời bổ sung nguồn năng lượng dồi dào để trẻ tiếp tục các hoạt động vận động, học tập hằng ngày. Tuy nhiên nhiều ba mẹ cho trẻ ăn các bữa phụ sai cách và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Ba mẹ lưu ý các bữa phụ không nên ăn gần sát giờ cho bữa chính sẽ khiến trẻ no và không chịu ăn bữa quan trọng nhất trong ngày.


Cho trẻ ăn bữa phụ sai cách

Hy vọng thông qua bài viết này ba mẹ có thể tránh được những sai lầm khi đối phó với chứng biếng ăn ở trẻ. Để từ đó tìm ra những phương pháp mới tốt hơn sẵn sàng cùng con vượt qua thời kỳ ăn dặm đầy khó khăn để từ đó trẻ có khả năng tăng trưởng và phát triển tốt nhất.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo