ĐIỂM DANH NHỮNG DỤNG CỤ ĂN DẶM CHO BÉ MÀ BA MẸ CẦN CHUẨN BỊ

Sắm riêng những dụng cụ ăn dặm cho bé không những đảm bảo được vệ sinh, hỗ trợ quá trình ăn dặm diễn ra thuận lợi, dễ dàng mà còn giúp bé cảm thấy hào hứng hơn với chế độ ăn đầy mới mẻ này. Vậy mẹ đã biết dụng cụ ăn dặm cho bé bao gồm những gì chưa? Nếu chưa thì hãy để Bledina gợi ý cho mẹ một vài “món” không thể thiếu trong giai đoạn ăn dặm quan trọng này của bé nhé.

1. Thìa, dĩa, khay thức ăn

Dụng cụ ăn dặm cho bé đầu tiên phải nhắc đến và không thể thiếu trong giai đoạn này chính là bộ thìa, dĩa và khay đựng thức ăn.

– Thìa, dĩa: Nhiều ba mẹ thường có thói quen cho bé dùng luôn những dụng cụ có sẵn trong gia đình mà không biết rằng bé cũng cần có một bộ thìa, dĩa riêng thích hợp với độ tuổi cũng như tránh được việc lây nhiễm vi khuẩn chéo gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thìa, dĩa cho bé ăn dặm nên được làm từ các chất liệu nhựa mềm hoặc silicon với đầu muỗng nhỏ, viền trơn mịn để giúp trẻ ăn uống an toàn và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể chọn muỗng có màu sắc đa dạng, nhằm giúp bé có hứng thú với việc ăn uống.

– Khay đựng thức ăn: Mẹ có thể sử dụng bát ăn dặm nhưng khuyến khích nên “sắm” một khay đựng thức ăn với nhiều ngăn cho bé sẽ tốt hơn. Vừa tiết kiệm được diện tích bài trí, vừa chuẩn bị được nhiều đồ ăn đa dạng hơn cho bé kích thích ăn ngon miệng. Cũng giống như thìa, nĩa khay đựng thức ăn cũng nên chọn loại được làm từ nhựa mềm hoặc silicon.

Những dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm

2. Dụng cụ ăn dặm cho bé: Cốc uống nước

Ngay từ tháng thứ 6 trẻ đã phải tập làm quen với việc uống nước, sữa bằng cốc, và dần phải “xa rời” phương pháp bú bình để hạn chế những tình trạng như sâu răng, sặc trớ,…..cũng như tăng khả năng cầm nắm, phối hợp tay miệng tốt hơn trong tương lai.

Giai đoạn ăn dặm bé chưa thể uống được vành cốc lớn như người lớn, do đó, mẹ nên chọn cốc tập uống với nắp mỏ vịt hoặc đi kèm với ống hút để bé uống dễ dàng hơn, ngoài ra để tăng tính tự lập cho con mẹ đừng quên chọn cốc có tay cầm hai bên chắc chắn.

3. Dụng cụ ăn dặm cho bé: Ghế tập ăn

Với những bé lớn đã có thể ngồi vững thì mẹ nên cho bé ngồi trên ghế ăn dặm thay vì bế bé hoặc cho bé ngồi trên ghế ăn gia đình hoặc bất cứ đâu. Bé hiếu động thường không thể ngồi yên một chỗ quá lâu, việc cho bé ăn từ đó cũng khó khăn hơn rất nhiều với ba mẹ.

Có ghế tập ăn, bé sẽ có chỗ ngồi cố định, hạn chế việc vận động nhiều giúp bé tập trung vào việc ăn uống hơn. Hơn nữa, ghế ăn dặm còn hình thành nên những thói quen ăn uống tốt cùng gia đình cùng tính tự lập ngay từ bé.

Danh sách dụng cụ ăn dặm cho bé

4. Yếm ăn

Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé không thể thiếu được yếm ăn. Trẻ còn nhỏ chưa ý thức được việc ăn uống gọn gàng, vệ sinh hơn nữa khả năng nhai nuốt lúc này cũng chưa hoàn thiện nên việc rơi vãi thức ăn thường xuyên có thể xảy ra. Vậy nên mẹ cần chuẩn bị yếm ăn để không phải giặt giũ hay dọn dẹp quá nhiều.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại yếm với các chất liệu khác nhau, ví dụ yếm vải có giá phải chăng nhưng không thấm ướt tốt nên nếu bé hiếu động sẽ dễ bị bẩn quần áo phía bên trong; yếm nilon thì thấm tốt hơn, nhưng sẽ đem đến cảm giác hơi nóng bí cho trẻ; yếm nhựa khá sạch sẽ, dễ vệ sinh.

Dù chọn dòng yếm nào nhưng mẹ cũng phải chọn yếm in những hình ngộ nghĩnh khiến trẻ thích thú và hào hứng hơn trong việc ăn uống nhé.

5. Khăn và giấy ăn

Như đã nói ở trên, bé ăn dặm không thể tránh khỏi việc rơi vãi lung tung nên mẹ cần đảm bảo khăn hoặc giấy ăn luôn luôn “hiện diện” trên bàn ăn để tiện vệ sinh và lau chùi sạch sẽ cho bé.

Để tiết kiệm, mẹ có thể sử dụng loại khăn xô (khăn sữa) bởi chúng có thể được giặt sạch dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, loại khăn này còn có thể tái sử dụng khá nhiều lần và mềm mại cho làn da của trẻ.

Bộ dụng cụ ăn dặm cho bé

Chuẩn bị những dụng cụ ăn dặm cho bé cũng chính là một trong những phương pháp để biến những bữa ăn dặm của bé trở nên dễ dàng, hấp dẫn, sinh động, thu hút và kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Từ đó bé bước vào giai đoạn mới và làm quen tốt hơn mà không còn sự sợ hãi.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo