NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN KHI CHO BÉ TẬP ĂN BẰNG THÌA

Bé tập ăn bằng thìa là một trong những kỹ năng khó nhất vì nó đòi hỏi sự linh hoạt từ cổ tay cũng như bàn tay cần nắm đồ vật chắc chắn. Vì thế để quá trình này diễn ra nhanh chóng và đạt được “thành công” ba mẹ cần lưu ý một số điều nên và không nên khi dạy trẻ kỹ năng này.

1. Những điều nên khi cho bé tập ăn bằng thìa

Có nên cho bé ăn bằng thìa? Khi đã có thể tự ăn bằng thìa điều này mang đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ lẫn bé

– Cho bé ăn bằng thìa, bé có thể tự do lựa chọn những loại thức ăn mà chúng thích, nhờ đó mẹ sẽ biết được đâu là loại thực phẩm con thích ăn và không thích ăn. Khi được tự xúc, tự quyết định khi ăn, bữa ăn với trẻ sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều.

– Cho bé ăn bằng thìa sẽ giúp bé hình thành khả năng kiểm soát miệng và lưỡi, học cách nhận biết khi đói và khi no, đồng thời phát triển thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời.

– Thông qua việc cho bé tự xúc, mẹ rèn được cho trẻ tính tự lập, có trách nhiệm hơn trong mọi vấn đề.

Vì thế, để bé tập ăn bằng thìa đúng cách mẹ hãy thực hiện một số những điều dưới đây

>>>Xem thêm: Bộ dụng cụ cho bé ăn dặm

Thời gian thích hợp để bé tập ăn bằng thìa

Đối với những bé theo phương pháp ăn dặm truyền thống, thông thường khoảng thời gian thích hợp nhất để tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa là từ 8 – 9 tháng tuổi, hoặc mẹ có thể quan sát những biểu hiện sẵn sàng ở bé như bị kích động bởi tiếng thìa đũa, hay dùng tay bốc, nắm lấy thức ăn hoặc giật thìa từ tay mẹ, tự đưa thì lên miệng mút,…..
Còn đối với những bé theo phương pháp ăn dặm chỉ huy thì ngay khi bước vào giai đoạn chuyển đổi mới mẹ đã có thể cho bé tập ăn bằng thìa.

Cách cho bé tự xúc bằng thìa

Chọn đúng tư thế cho ăn

Đầu tiên bé cần phải được ngồi đúng tư thế để mọi hoạt động trên bàn ăn được diễn ra dễ dàng hơn. Cho bé ngồi ở tư thế đứng thẳng lưng và đảm bảo rằng cho trẻ ngồi trên ghế cao sát với mặt bàn không quá cao không quá thấp hoặc ghế nâng có dây đeo với nhiều điểm tựa ở phía sau.

Sử dụng thìa thân thiện với bé tập ăn bằng thìa dễ dàng

Chọn loại thìa tốt nhất cho bé sẽ giúp bé làm quen nhanh chóng cũng như hỗ trợ việc lấy thức ăn đơn giản hơn rất nhiều. Đầu tiên, mẹ hãy ưu tiên chọn một chiếc thìa nông hoặc phẳng để mỗi lần có thể lấy được một lượng thức ăn nhỏ vừa với sức ăn của trẻ.

Thứ hai là về kích cỡ, đầu thìa hẹp, vừa với khuôn miệng nhỏ của bé. Ngoài ra thìa được chọn cũng cần phải có tay cầm to, nằm vừa vặn trong tay bé

Thứ 3 là về chất liệu, hiện nay có rất nhiều loại thìa dành cho em bé với nhiều chất liệu đa dạng khác nhau, nhưng những chiếc thìa được làm bằng nhựa không chứa silicone hoặc BPA đều sẽ phù hợp với trẻ. Tránh dùng thìa kim loại kể cả là thìa nhỏ vì độ cứng có thể làm ảnh hưởng đến lợi, gây đau cho bé.

Thìa phù hợp cho bé ăn dặm

Chọn loại thức ăn dễ xúc bằng thìa

Với những loại thức ăn dạng dài, to việc dùng đũa hoặc tay sẽ thích hợp hơn nhưng với bé mới tập ăn bằng thìa tốt nhất không nên chế biến thực phẩm có hình dạng khó này, thay vào đó những món ăn nhuyễn mịn, ở dạng bột sệt hoặc cắt hạt lựu như váng sữa, sữa chua, cháo, bột, nước sốt, hoa quả,….giúp trẻ dễ dàng xúc và dính lại thức ăn lên thìa.

Dạy bé tập ăn bằng thìa một cách kiên nhẫn

Không nên bắt bé phải học được cách cầm thìa ngay lập tức mà trở nên cáu gắt với chúng, điều này có thể khiến chúng trở nên sợ hãi mỗi bữa ăn khiến việc tập trở nên khó khăn hơn rất nhiều đôi khi còn “hình thành” tình trạng biếng ăn mất kiểm soát. Do đó mẹ phải thật kiên nhẫn, luôn ở bên cạnh động viên và khích lệ để bé có động lực thực hiện.

2. Những điều không nên khi cho bé tập ăn bằng thìa

Không cho bé ăn khi xung quanh có nhiều phiền nhiễu.

Nếu bé bị phân tâm bởi đồ chơi, máy tính bảng hay TV, bé sẽ không hoàn toàn tập trung vào quá trình ăn và mùi vị của thức ăn. Vì thế trong mỗi giờ ăn, mẹ hãy cố gắng nói chuyện và tương tác nhiều hơn với chúng

Không cho bé tập ăn bằng thìa nếu như không được ngồi vào bàn ăn

Sẽ không an toàn khi cho bé ăn bằng thìa trong lúc đang ngồi trên ghế ô tô, xe đẩy hoặc tư thế nằm nghiêng khác.

Cho trẻ ăn bằng thìa đúng cách

Không nên cho bé ăn cùng lúc nhiều thức ăn trên thìa

Tốt nhất hãy bắt đầu bằng cách cho bé ăn bằng thìa chỉ với một lượng ít thức ăn ở mặt trước. Sau một thời gian mới dần dần thêm nhiều thức ăn hơn vào từng thìa cho đến khi có thể ăn được như người lớn. Không nên chất đống thức ăn lên trên thìa. Quá nhiều thức ăn có thể gây choáng ngợp cho bé khi mới bắt đầu ăn dặm. Hơn nữa việc cho ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc khiến hệ tiêu hóa bị quá tải gây đau bụng, nôn trớ

Đừng cố gắng kiểm soát bé

Trong quá trình cho bé tập làm quen bằng thìa nhiều mẹ vẫn có thói quen cầm tay của bé để giúp chúng ăn nhanh hơn. Nhưng điều này vô tình làm mất quyền đi quyền kiểm soát khiến bé dễ trở nên tức giận, cáu gắt. Vì thế sẽ tốt hơn nhiều nếu để bé tự dùng thìa xúc những món ăn mà chúng yêu thích và được “toàn quyền” kiểm soát tốc độ đưa lên miệng và cho thức ăn vào miệng.

Sai lầm khi cho bé ăn bằng thìa

Có rất nhiều thức ăn ngon mà bé cần tập ăn bằng thìa để thưởng thức, do đó dù mẹ đang theo đuổi phương pháp ăn dặm tự chỉ huy ( BLW) hay phương pháp ăn dặm truyền thống hoặc theo kiểu nhật thì đến một lúc nào đó bé vẫn cần phải được tập cách ăn bằng thìa mẹ nhé.

Zalo