Nấu cháo ăn dặm cho bé ba mẹ nên tránh những sai lầm thường gặp nào?

Trong giai đoạn bé ăn dặm, quả thực việc chăm sóc để bé phát triển tốt không phải là điều đơn giản một chút nào. Chỉ với việc nấu cháo ăn dặm cho bé hằng ngày tưởng chừng đơn giản nhất nhưng cũng có những lưu ý quan trọng mà ba mẹ cần tránh mắc phải khiến tình trạng chậm tăng cân, thiếu dinh dưỡng, khó hấp thu, còi cọc diễn ra. Dưới đây, bài viết sẽ tổng hợp lại những sai lầm đó

1. Nấu cháo ăn dặm cho bé bằng nước hầm xương

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi được nhiều mẹ yêu thích nhất là dùng nước hầm xương để ninh cháo. Có thể do mẹ vẫn chưa biết, thực chất nước hầm xương chỉ mang đến vị ngọt, mùi thơm ngon miệng nhưng toàn bộ dinh dưỡng từ cả xương và thịt đều không có hoặc có với hàm lượng thấp, vậy nên nếu chỉ dùng nước hầm xương trẻ có nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Do đó, khi ninh cháo mẹ nên dùng cả nước xương lẫn thịt.

Ngoài ra, chất béo trong nước hầm xương khá lớn, điều này thật sự không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ đặc biệt với loại xương ống chứa tủy sống. Để loại bỏ bớt chất béo, trong quá trình nấu mẹ có thể hớt bớt phần váng nổi lên hoặc sau khi hầm xong cho nước hầm vào tủ lạnh vài tiếng để lớp mỡ nổi và đóng cục lên bề mặt, sau đó hớt bỏ nó.


Nấu cháo ăn dặm cho trẻ nên dùng cả nước hầm xương và thịt xương

2. Không nên đun cháo nhiều lần trong 1 ngày

Có thể vì bận rộn nhiều việc, các mẹ thường chọn cách nấu cháo ăn dặm cho bé đủ dùng trong cả một ngày hoặc hơn để mỗi khi trẻ đến giờ ăn mẹ lại đun nóng một lần. Tuy điều này mang lại sự tiện lợi cho mẹ nhưng không song song mang lại lợi ích cho trẻ bởi việc đun cháo nhiều lần sẽ làm toàn bộ chất dinh dưỡng bị bay mất và giảm độ thơm ngon của cháo. Mẹ cần nhớ cháo sau khi nấu chín chỉ nên dùng trong khoảng 2 giờ đồng hồ.

3. Lạm dụng máy xay sinh tố

Từng giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ, độ thô của cháo cũng cần được thay đổi, cụ thể như sau:

– Trẻ 6 tháng tuổi ăn cháo mịn, nhuyễn

– Trẻ từ 7 – 8 tháng chuyển sang ăn cháo thô hơn, không quá nhuyễn mịn, hạt gạo nấu nhừ mở mức 50%.

– 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún,… – Trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm

Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố mà cho con dùng cháo nhuyễn suốt giai đoạn ăn dặm dẫn đến tình trạng trẻ lớn đã 3 – 4 tuổi nhưng khi ăn bất cứ đồ ăn gì lợn cợn không chỉ riêng cháo là sẽ bị nôn ói, thậm chí giảm khả năng nhai nuốt khi trưởng thành.

Vậy nên để nấu cháo ăn dặm cho bé đúng cách, mẹ hãy chế biến độ thô thích hợp với từng giai đoạn phát triển chuyển tiếp.


Độ nhuyễn mịn của cháo nên được thay đổi theo từng giai đoạn

4. Thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ

Có thể mẹ thấy hương vị cháo của con quá nhạt nhẽo mà công thức nấu cháo ăn dặm cho bé mẹ bổ sung thêm nguyên liệu là những loại gia vị như muối, hạt nêm, nước tương, nước mắm,…….nhưng bé đặc biệt với bé dưới 1 tuổi sử dụng gia vị như người lớn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan hoạt động quan trọng trong cơ thể như thận, tim, dạ dày,……

Bé cần được khám phá hương vị vốn có của các loại thực phẩm hoặc chỉ nên dùng bột nêm được sản xuất riêng cho quá trình ăn dặm thay vì sự lấn át của các loại gia vị, điều này sẽ kích thích trẻ ăn ngon hơn và không gây khó chịu cho vị giác.

5. Nấu cháo ăn dặm cho bé mà không cho dầu ăn

Dầu ăn được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo đóng vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho trẻ, hỗ trợ sự hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo còn giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng như A, B, E, D trong cơ thể một cách hiệu quả. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.

Mỗi khi nấu cháo mẹ nên thêm từ 1 – 2 giọt dầu ăn, bé nhỏ nên dùng dầu gấc, dầu cá, dầu hạt, dầu oliu,……được khuyên dặm cho quá trình ăn dặm vì chứa nguồn chất béo không bão hòa hay chất béo lành mạnh.


Nấu cháo ăn dặm cho trẻ đừng quên bỏ thêm chút dầu ăn

>>>Xem thêm: Cách nấu cháo rây cho trẻ và tỷ lệ nấu cháo rây phù hợp

Từ đây mẹ có thể thấy việc nấu cháo ăn dặm cho bé không đúng cách có khả năng dẫn đến nguy cơ trẻ kém phát triển. Vì thế hãy chú ý hơn trong mọi món ăn chế biến hằng ngày. Ngoài ra mẹ đừng quên bổ sung cho trẻ những bữa phụ lành mạnh trong ngày với Bledina bao gồm: sữa chua Bledina Mini Lactes, sữa nước ngũ cốc Blédideij, Bột lắc ngũ cốc ăn dặm Blédine

*Thông tin sưu tầm*

Zalo