Mẹ có biết đến tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm không?

“Ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì không?” Câu trả lời là có. Ăn dặm sớm không những không mang lại bất cứ lợi ích gì cho trẻ mà ngược lại còn gây ra những tác hại xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ một số tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm từ đó thay đổi giai đoạn thích hợp hơn đối với trẻ.

1. Ăn dặm sớm khiến trẻ dễ chán sữa

Sữa mẹ hay sữa công thức đều là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với trẻ trong những giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn dặm sớm, việc được làm quen với nhiều dạng thực phẩm đa dạng cộng thêm vấn đề giảm lượng sữa và cữ sữa hằng ngày trong thời điểm mới này sẽ khiến trẻ dần trở nên chán tiếp nhận nguồn sữa mẹ hay sữa công thức đó.

Thực phẩm cũng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết nhưng hàm lượng không cao dó đó trẻ vẫn cần có thêm nguồn sữa mẹ và sữa công thức để bù lại lượng dưỡng chất thiếu hụt cũng như bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng chất lượng cao khác từ đó trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, những bệnh về tiêu hóa và suy giảm đề kháng,……


Ăn dặm sớm khiến trẻ dễ chán sữa

Không nên để trẻ ăn dặm quá sớm, trong 6 tháng đầu tiên, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn theo khuyến cáo, sau thời điểm đó hoặc nếu sữa mẹ không đủ điều kiện bổ sung, trong trường hợp này, việc thay thế bổ sung bằng sữa công thức rất cần thiết.

Bledina mang đến nguồn dinh dưỡng ưu việt trong Bledilait cho trẻ từ 0 – 3 tuổi. Được xây dựng với liều lượng chất dinh dưỡng theo đúng tiêu chuẩn, quy định của Châu u, Bledilait chứa đầy đủ sắt và canxi, DHA, Vitamin A, C, D, hệ chất xơ FOS/GOS,…..và đặc biệt không chứa dầu cọ. Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể yên tâm tin dùng sản phẩm.

2. Trẻ có thể phải đối diện với nguy cơ thừa cân béo phì

Ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì? Thừa cân béo phì là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều bệnh lý không tốt đối với trẻ ngay từ khi còn nhỏ như bệnh tim mạch, tiểu đường, sỏi thận, bệnh về da, các vấn đề về xương,…..cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khi luôn tự ti với ngoại hình của mình.

Hầu hết trẻ mắc thừa cân béo phì đều đến từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý và một trong số đó xuất phát từ tình trạng cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thay đổi chế độ ăn ở giai đoạn đầu bé chưa quen nên không muốn ăn, ăn vào bị nôn, bị rối loạn tiêu hóa… Khi trẻ bắt đầu thích nghi cũng như đón nhận được đồ ăn sớm thì mẹ lại tẩm bổ cho con quá nhiều. Điều này vô hình chung khiến cho trẻ dễ bị tăng cân quá mức và mắc bệnh béo phì.

3. Nguy cơ dị ứng với thức ăn khi cho trẻ ăn dặm sớm

Tại sao việc ăn dặm sớm lại khiến trẻ có nguy cơ dị ứng với thức ăn cao? Đó là bởi hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn đầu mới sinh vô cùng non nớt và yếu kém. Việc làm quen quá sớm với nguồn thức ăn khác so với sữa mẹ rất dễ khiến cơ thể trẻ sinh ra những phản ứng dị ứng dữ dội như nôn trớ, nổi mẩn, tiêu chảy, quấy khóc, bỏ ăn,….thậm chí nặng hơn có thể khiến trẻ sốc phản vệ rất nguy hiểm.

Ngay cả khi bước vào giai đoạn ăn dặm thích hợp, tình trạng dị ứng với thức ăn vẫn có thể xảy ra phổ biến.

Nguy cơ dị ứng với thức ăn khi cho trẻ ăn dặm sớm

4. Ăn dặm sớm có thể ảnh hưởng tới thận và dạ dày của trẻ

Hậu quả của ăn dặm sớm đối với thận, do phải làm việc quá sức để đào thải các chất từ thực phẩm trẻ tiếp nhận hằng ngày, đặc biệt khi mà trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein, lipid,….từ đó chúng dễ bị lắng cặn lại và gây ra tình trạng suy thận nếu duy trì trong thời gian dài.

Đối với dạ dày, khả năng co bóp thấp, kết cấu thức ăn khác so với sữa kể cả dạng thức ăn loãng cũng có khả năng cọ xát vào thành dạ dày khiến cơ quan này có khả năng bị tổn thương cao.

5. Rối loạn tiêu hóa

Trong 6 tháng đầu tiên, hệ tiêu hóa của trẻ chỉ có thể tiêu hóa được sữa mà không thể tiêu hóa bất cứ loại thực phẩm nào khác, hơn nữa dịch tiêu hóa cũng chưa tốt, thiếu các enzyme như amylase (phân cắt tinh bột), protease (đạm) và lipase (chất béo). Đó là lý do vì sao nếu cho trẻ ăn dặm sớm, mẹ vô tình làm “hỏng” đi hệ tiêu hóa non nớt đó trong khi hệ tiêu hóa chính là hệ cơ quan quan trọng nhất đối với trẻ liên quan đến miễn dịch, sức khỏe và tăng trưởng.

Trẻ dễ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy hơi chướng bụng,…….


Trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa

Trên 6 tháng chính là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ làm quen với giai đoạn ăn dặm mới. Vì thế, với những tác hại trên mong rằng mẹ sẽ thực hiện đúng giai đoạn mà không nên cho trẻ ăn dặm sớm.

Zalo