Khi nào có thể cho trẻ ăn hải sản? Một số lưu ý ba mẹ cần biết

Bên cạnh các loại thịt, cá, rau củ quả thì hải sản cũng nằm trong nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà trẻ cần được bổ sung. Tuy nhiên đối với những trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, ba mẹ thường không nắm rõ về độ tuổi thích hợp để cho trẻ làm quen với hải sản. Vậy khi nào trẻ có thể ăn được? Ba mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn hải sản? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.

1. Trẻ mấy tháng ăn được hải sản

Khi nào cho trẻ ăn hải sản? Hải sản nhất là những loại động vật có vỏ thường gây ra những phản ứng dị ứng trong cơ thể. Vì thế, chỉ nên cho trẻ ăn hải sản khi đã đủ 8 – 12 tháng bởi lúc này hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa cũng đã hoàn thiện hơn dễ dung nạp với tất cả các nhóm chất từ đó tránh được vấn đề bị dị ứng cơ thể.

Khi mới bắt đầu, mẹ có thể cho trẻ ăn cá trước, ví dụ loại thịt nạc ít xương như cá lóc, cá trắm, cá trê, với các loại cá biển, nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ,…..Đến tháng tiếp theo mẹ cho trẻ làm quen với cua, tôm. Sau khi được 1 tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn hải sản có vỏ khác như hàu, ngao, sò, hến,……

Ngoài ra, với những gia đình có tiền sử dị ứng hải sản nghiêm trọng thì khả năng cao trẻ cũng mắc phải loại bệnh này. Cách tốt nhất là nên đợi đến khi trẻ được 3 tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn hải sản, nếu vẫn có những phản ứng dị ứng hãy dừng ngay lập tức và loại bỏ hải sản khỏi thực đơn hằng ngày để tránh những trường hợp nguy hiểm do phản ứng dị ứng gây ra.


Trẻ có thể ăn hải sản ở tháng thứ mấy?

2. Trẻ ăn hải sản nhận được những dưỡng chất gì?

Việc bổ sung hải sản vào chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ không chỉ góp phần làm đa dạng bữa ăn chống ngán mà còn đem đến những lợi ích “tuyệt vời” trong việc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng trưởng mạnh mẽ nhờ giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu.

– Chất đạm: Hải sản, đặc biệt là cá biển, có chứa hàm lượng đạm cao hỗ trợ trẻ tăng cân, phát triển thế chất, tăng sức đề kháng, phát triển toàn diện về não bộ.

– Canxi: Canxi trong hải sản giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội đồng thời giúp xương cứng cáp và chắc khỏe hơn.

– Omega 3: Omega 3 là dưỡng chất chỉ có trong những loại hải sản đặc biệt là nguồn cá như cá cơm, cá hồi, cá thu, cá ngừ,…..Omega 3 đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não, tăng cường thị lực và tăng cường sức khỏe tim mạch.

– Vitamin và khoáng chất: Sắt, phốt pho, selen và các vitamin A, D, B… có nhiều trong hải sản, giúp cơ thể trẻ có sự trao đổi chất tốt nhất, tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh trong tương lai.

3. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản

– Khi chế biến cá mẹ cần hấp chín để lọc hết thịt bỏ xương để tránh khiến trẻ bị hóc rất nguy hiểm. Với những loại động vật có vỏ, mẹ có thể dùng phần vỏ để luộc lấy nước, còn thịt xay băm nhỏ hoặc để nguyên tùy vào khả năng nhai ở thời điểm hiện tại của trẻ.


Chế biến hải sản cho trẻ cần chú ý

– Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn hải sản hãy quan sát phản ứng dị ứng trong khoảng 3 ngày, rồi mới tiếp tục ăn những loại hải sản khác và vẫn cần quan sát thường xuyên

– Hải sản luôn phải được nấu chín và kỹ

– Không nên cho trẻ ăn một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao, bạn nên tránh cho bé ăn những loại cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm, cá thu lớn và cá ngừ lớn.

– Khi cho trẻ ăn hải sản cần đảm bảo được độ tươi nhằm mang lại dinh dưỡng tốt nhất và tránh gây hại cho hệ tiêu hóa khi ăn phải hải sản ươn, hôi tanh

– Ăn hải sản tránh ăn gì? Hải sản kỵ với những loại thực phẩm như trái cây nói chung và trái cây giàu vitamin c nói riêng, trà xanh, thực phẩm có tính hàn (rau muống, dưa hấu, lê, dưa chuột, các loại đồ uống lạnh), sữa,….


Hải sản không nên ăn với một số loại thực phẩm

Cho trẻ ăn hải sản nếu phát hiện trẻ không dị ứng, thật may mắn vì mẹ có thể bổ sung thêm một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển thể chất và trí não trong từng giai đoạn.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo