Vì một số trường hợp trẻ mắc chứng “bất dung nạp với đường lactose” nên ba mẹ thường cho rằng loại đường này không hề tốt đối với trẻ. Nhưng trên thực tế, lactose là một loại đường tự nhiên được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ và sữa động vật như sữa bò, sữa cừu, sữa dê… với những trường hợp bình thường, đường lactose mang đến rất nhiều lợi ích, đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết lactose có những tác dụng gì nhé.
1. Tác dụng của đường lactose đối với trẻ
Đường lactose có ở đâu? Có tới 40% calories trong sữa mẹ đến từ đường (carbohydrate). Nhưng trong sữa mẹ lại chỉ có 1 loại đường duy nhất, đó là lactose. Bên cạnh đó, đường lactose còn có trong sữa động vật ( sữa bò, sữa cừu, sữa dê,….), các chế phẩm khác từ sữa và không có trong nguồn thực vật.
Đường lactose có tốt không? Dưới đây là một số các tác dụng:
Cung cấp nguồn năng lượng quan trọng và dễ hấp thu cho bé
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ cần một nguồn năng lượng lớn để vận động, phát triển và duy trì các hoạt động cần thiết hằng ngày một cách khỏe mạnh. Để cung cấp năng lượng dồi dào cho trẻ, lactose là một trong số đó bên cạnh đó đây cũng là nguồn năng lượng dự trữ cho não bộ của trẻ từ đó xây dựng nền tảng tốt nhất cho bé phát triển thông minh, học tập và làm việc hiệu quả trong tương lai.
Trong sữa mẹ chứa 7,2% lactose (chỉ có 4,7% là lactose trong sữa bò bò), cung cấp tới 50% nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh (sữa bò cung cấp tới 30% nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh).
Đường lactose cung cấp năng lượng dồi dào cho trẻ
Đường lactose hỗ trợ xây dựng hệ xương phát triển và chắc khỏe
Vì đường lactose trong sữa hỗ trợ việc hấp thu dễ dàng 2 dưỡng chất canxi và phốt pho đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ xương.
– Canxi là vi chất thiết yếu để cấu tạo mô xương giúp xương khỏe mạnh, quyết định đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
– Photpho giúp tăng cường hấp thu Canxi, đồng thời tham gia nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng khác của cơ thể.
Vì thế, nếu được bổ sung đường lactose từ những năm tháng đầu đời từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức trẻ có cơ hội sở hữu một chiều cao đạt chuẩn trong mọi giai đoạn phát triển.
Giúp tiêu hóa trẻ khỏe mạnh hơn
Theo các nghiên cứu, đường lactose có tác dụng tăng cường số lượng các lợi khuẩn cụ thể là các lợi khuẩn như Lactobacillus và Bifidobacteria, từ đó hỗ trợ sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
Nâng cao chức năng của hệ tiêu hóa
Hỗ trợ phát triển thần kinh và miễn dịch
Đối với các em bé trong những tháng đầu đời thì đường lactose trong sữa mẹ hay sữa công thức là nguồn duy nhất có chứa sẵn galactose có được trong quá trình lactose bị phân giải. Galactose là thành phần của rất nhiều các đại phân tử như Cerebrosides, Gangliosides và Mucoprotein – các chất tham gia vào quá trình hình thành mô não và phát triển hệ thần kinh của trẻ trong những năm đầu đời.
2. Dòng sữa công thức nào có chứa nguồn lactose?
Nếu trẻ không mắc chứng “bất dung nạp lactose”, ba mẹ có thể bổ sung loại đường này với những lợi ích mà trẻ sẽ nhận được.
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ chứa lactose cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác chính là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng trong trường hợp sữa mẹ không đủ điều kiện cung cấp, việc bổ sung sữa công thức từ bên ngoài là cần thiết để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.
Đường lactose trong sữa công thức Bledina Bledilait vừa tạo ra hương vị thơm ngon tự nhiên vừa mang lại tác dụng tích cực đối với sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, Bledilait chứa:
– Hàm lượng sắt và canxi thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
– Hàm lượng DHA (Omega 3) góp phần phát triển não bộ.
– Vitamin A, C, D giúp tăng cường hệ miễn dịch
– Hệ chất xơ FOS/GOS có cấu trúc được lấy cảm hứng từ oligosaccharides có trong sữa mẹ, kích thích tăng trưởng lợi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
– Không dầu cọ, không chất bảo quản, không thêm hương vị, không gluten, không GMO, an toàn cho trẻ.
Bledina Bledilait
Trên đây là những điều ba mẹ cần biết về đường lactose.
>>>Xem thêm: Mẹ có biết đến tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm không?
*Thông tin sưu tầm*