Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ không vệ sinh răng sữa cho trẻ hằng ngày?

Tháng thứ 6 đến 2 tuổi là khoảng thời gian răng sữa của trẻ hình thành đủ 20 chiếc. Không giống với răng vĩnh viễn, răng sữa thường mỏng và yếu hơn cùng với đó giai đoạn này cũng là giai đoạn trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, tiếp nhận nguồn thức ăn đa dạng mà không có những cách vệ sinh răng sữa phù hợp sẽ rất dễ khiến răng bị sâu, mài mòn, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này về cả thời gian và kết cấu răng. Vậy cụ thể, điều gì xảy ra nếu mẹ không vệ sinh răng sữa cho trẻ thường xuyên hơn.

1. Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ?

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng răng sữa có thời gian tồn tại rất ngắn và chỉ xuất hiện để hỗ trợ cho quá trình mọc răng vĩnh viễn nên nhiều ba mẹ chưa thật sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Nhưng sự thật, răng sữa quan trọng hơn rất nhiều so với nhiều người lầm tưởng.

Ngoài việc dành chỗ “đẹp” cho răng vĩnh viễn sau này, răng sữa còn ảnh hưởng đến sức khỏe của răng vĩnh viễn. Sâu răng ở răng sữa cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng ở răng trưởng thành.

Răng sữa còn giúp phát triển khả năng nói dễ dàng ở trẻ. Ngoài ra, răng sữa nếu khỏe mạnh sẽ tăng khả năng nhai nuốt dễ đúng cách từ đó giúp cơ thể trẻ có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng hiệu quả cũng như thân thiện với hệ tiêu hóa. Vì thế việc bảo vệ răng sữa cho trẻ vô cùng quan trọng.


Tầm quan trọng của răng sữa

2. Hậu quả của việc không vệ sinh răng sữa cho trẻ

Trẻ cần được khuyến khích để hình thành thói quen đánh răng hàng ngày nhưng trước đó ba mẹ cần là người hỗ trợ trẻ trong vấn đề này, chủ động chăm sóc tối đa nếu không việc “lười” vệ sinh răng sữa hằng ngày có thể gây ra nhiều tác hại đối với trẻ như sau:

– Hình thành mảng bám và cao răng: Trong giai đoạn ăn dặm khi trẻ ăn đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống có đường, vi khuẩn trong miệng sẽ ăn những loại đường này, tạo ra các sản phẩm phụ có tính axit. Nếu không đánh răng hàng ngày, các axit này cùng với các mảnh thức ăn và nước bọt sẽ tạo thành một lớp màng dính gọi là mảng bám trên răng. Theo thời gian, nếu không được loại bỏ, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng, vệ sinh răng sữa sạch sẽ sẽ khó khăn hơn nhiều.

– Sâu răng: Axit hình thành từ mảng bám thức ăn lâu ngày có thể làm xói mòn men răng dẫn đến các lỗ trên răng và thường được gọi là sâu răng. Vì mỏng hơn răng vĩnh viễn nên sâu răng sữa có thể lan rộng hơn và ảnh hưởng lớn hơn như gây đau nhức dữ dội, gây vỡ mẻ răng, răng đen mất thẩm mỹ. Lúc này chỉ có nha sĩ mới có thể can thiệp kịp thời.

Trẻ dễ bị sâu răng nếu không được chăm sóc răng sữa đúng cách

– Bệnh nướu răng: Không vệ sinh răng sữa cho trẻ thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến răng mà còn cả nướu. Viêm và chảy máu là dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy nướu của trẻ đang bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, nó có thể tiến triển thành viêm nướu và cuối cùng là bệnh nha chu.

– Hôi miệng: Miệng chứa đầy vi khuẩn phát triển chắc chắn sẽ dẫn đến chứng hôi miệng. Nó không chỉ là về mặt thẩm mỹ; hơi thở hôi có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe răng miệng tiềm ẩn ở trẻ.

3. Một số lưu ý khi vệ sinh răng sữa cho trẻ

Vệ sinh răng miệng cho trẻ, chỉ đánh răng thôi là chưa đủ mà cần đảm bảo việc làm sạch răng hoàn hảo. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ dành cho ba mẹ

– Trẻ em dưới hai tuổi nên bắt đầu đánh răng bằng một lượng kem đánh răng chứa fluor cỡ hạt đậu.

– Luôn chọn loại bàn chải đánh răng có lông mềm có thể chạm tới các góc sâu hoặc các kẽ răng trong miệng của trẻ.

– Cách vệ sinh răng sữa như sau với trẻ nhỏ hơn, vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách sử dụng khăn xô và nước muối sinh lý để làm sạch. Với trẻ lớn hơn, dạy trẻ cách đánh răng đúng cách với cách đánh theo chuyển động tròn nhẹ nhàng, đảm bảo bao phủ tất cả các bề mặt, kể cả mặt sau của răng.

– Việc đánh răng nên kéo dài ít nhất hai phút với hai lần một ngày.

– Thực phẩm có đường và đồ ngọt như sôcôla, kẹo dẻo, nước trái cây, v.v., có thể dễ dàng làm mòn men răng nên cần được hạn chế.


Lưu ý khi vệ sinh răng sữa cho trẻ

Ba mẹ hãy vệ sinh răng sữa cho trẻ đều đặn hằng ngày để giúp trẻ có sức khỏe răng miệng tốt nhất nhé.

>>>Xem thêm: Quá trình trẻ thay răng và những lưu ý quan trọng

*Thông tin sưu tầm*

Zalo