DẠY TRẺ CÁCH ỨNG XỬ TRÊN BÀN ĂN THẾ NÀO?

Văn hóa ăn uống trên bàn ăn hằng ngày rất được coi trọng trong cuộc sống. Vì thế muốn con lớn lên ngoan ngoãn, lễ phép, không bị đánh giá ba mẹ hãy tích cực rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt nhất là cách ứng xử trên bàn ăn để trẻ có được sự chuẩn bị cho tương lai nhất là khi tiếp xúc ở những nơi đông người. Vậy những cách ứng xử đó là gì?

1. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn

Để đảm bảo sức khỏe của bé tránh được các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, trước mỗi bữa ăn mẹ hãy tập và nhắc nhở trẻ nên rửa tay thật sạch sẽ.

2. Dạy trẻ mời mọi người trước khi ăn

Một quy tắc lễ nghĩa cơ bản trên bàn ăn mà trẻ cần học cách đầu tiên đó là mời mọi người trước khi ăn để thể hiện phép lịch sự, sự tôn trọng với những người lớn tuổi hơn.

Vì thế hãy dạy trẻ quy tắc ứng xử trên bàn ăn này. Cần dạy con thật nhẹ nhàng từ tốn, nếu trẻ quên hãy nhắc nhở trẻ trước khi ăn để trẻ ghi nhớ. Cách để con biết mời mọi người khi ăn cơm nhanh nhất là cha mẹ hãy làm gương vì trẻ rất thích bắt chước người khác.

Nhưng quan trọng nhất phải giải thích cho trẻ lý do vì sao cần mời cơm, để trẻ hiểu và không thực hiện theo cách chống chế.

Cách ứng xử trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng với người lớn

3. Cách ứng xử trên bàn ăn tốt: không cho trẻ đảo thức ăn lung tung

Trẻ vô tư nên muốn ăn bất cứ thứ gì mình thích mà không để ý đến xung quanh chính vì điều này mà hình thành cho trẻ hành động bới thức ăn lên để tìm cho mình những miếng ngon nhất. Đây là điều không nên trên bàn ăn, vì thế ba mẹ hãy giải thích cho trẻ biết đây được xem là hành động bất lịch sự và không tôn trọng mọi người, dạy con điều này, trẻ sẽ tự biết mình sai và dần sửa đổi cách cư xử mới.

4. Dạy con tư thế ngồi khi ăn

Nếu từ bé, ba mẹ đã cho con ăn uống bằng cách đi ăn rong bên ngoài hoặc vừa ăn vừa chơi sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ là không ngồi im một chỗ trong bữa ăn. Bị quát mắng, hay nhắc nhở bé sẽ khiến bé không hài lòng, cáu gắt và thường xuyên làm trái ý.

Vì thế ngay từ bé ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ cách ngồi và tư thế ngồi khi ăn. Hãy loại bỏ các tư thế xấu khi ăn dễ mắc phải như khom lưng, chống khuỷu tay hoặc quỳ gối. Ngoài ra trong mỗi bữa hãy cho trẻ tập ăn ngồi ngay ngắn cùng gia đình để trẻ học hỏi mọi người.

Hơn nữa việc trò chuyện vui vẻ biến bữa ăn thành một trải nghiệm gia đình tích cực sẽ giúp trẻ có hứng thú muốn “tham gia” và ăn ngon miệng hơn. Một khi trẻ cảm thấy mình là một phần của bữa ăn, trẻ sẽ bắt đầu mong chờ thời gian gia đình quây quần bên nhau.

Cho trẻ ăn cùng gia đình để học cách ứng xử trên bàn ăn

5. Dùng điện thoại khi ăn

Bên cạnh việc dỗ trẻ ăn bằng việc đưa trẻ đi rong thì nhiều ba mẹ còn mắc sai lầm cho con vừa dùng điện thoại vừa ăn. Không những ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ mà còn làm ảnh hưởng đến mọi người bởi tiếng ồn từ điện thoại phát ra

6. Vừa ăn vừa nói

Khi miệng trẻ còn đầy thức ăn, nói chuyện nhiều sẽ khiến thức ăn vương vãi trên bàn – đây là một trong những cách cư xử trên bàn ăn không được nhiều người yêu thích. Nhưng mẹ không thể bắt trẻ ngồi yên lặng không nói gì thay vào đó hãy dạy con và nhắc nhở hãy nuốt hết thức ăn trong miệng rồi mới nói.

7. Dạy trẻ không được lãng phí là một cách ứng xử trên bàn ăn

Lãng phí đồ ăn là một thói quen không tốt một chút nào. Trước tiên hãy cho trẻ nhận thức được việc lãng phí thức ăn sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường khi thức ăn thừa phải đổ ra ngoài. Thứ hai, để trẻ biết làm ra được thực phẩm và thức ăn như vậy cần công sức từ rất nhiều người. Hiểu được giá trị trẻ sẽ trân trọng đồ ăn hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhắc bé ăn lượng thức ăn vừa sức với mình, tránh gắp quá nhiều gây lãng phí. Điều này không chỉ giúp trẻ có thái độ lịch sự hơn trong ăn uống mà còn dạy cho trẻ tính tiết kiệm.

Cách ứng xử trong ăn uống

Trong những bữa cơm hằng ngày tại nhà, ba mẹ nên cố gắng và kiên nhẫn hơn trong việc dạy trẻ cách ứng xử trên bàn ăn như thế nào là lịch sự, lễ phép với gia đình, nhất là khi tiếp xúc với nhiều người.

*Thông tin tham khảo*

Zalo