Có nên hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng cho trẻ hay không?

Thức ăn sau khi trải qua quá trình làm lạnh hoặc làm nóng, không còn độ tươi như ban đầu đều có thể bị thay đổi các thành phần dinh dưỡng tùy vào cách bảo quản và chế biến mà hàm lượng hao hụt mất ít hay nhiều. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ đang băn khoăn thắc mắc không biết có nên hâm nóng thức ăn bằng lo vi sóng cho con hay không? Liệu cách làm này có gây ra những rủi ro sức khỏe nào cho trẻ hay không? Để tìm câu trả lời hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

1. Hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng thế nào cho an toàn?

Lò vi sóng là thiết bị gia dụng quen thuộc có mặt trong hầu hết các gia đình và phổ biến nhất với công dụng hâm nóng thức ăn. Tuy nhiên, khi nói đến tác hại thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của trẻ nhỏ. Điểm cần lưu ý ở đây chính là cách thực hiện đúng và an toàn.

Dưới đây là một số cách hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng cho trẻ:

– Sử dụng hộp đựng an toàn cho lò vi sóng hoặc hộp thủy tinh chịu nhiệt để hâm thức ăn. Tránh sử dụng hộp nhựa vì nhiệt độ cao có thể làm nóng chảy nhựa hoặc sản sinh thêm ra nhiều chất độc hại khác rất nguy hiểm với sức khỏe. Ngoài ra tuyệt đối không dùng những loại bát đĩa có nhiều hoa văn, có viền sắt, kim loại để đưa vào lò vi sóng vì có thể sinh ra độc tố hoặc thậm chí gây tai nạn nổ lò vi sóng.

– Lò vi sóng hâm nóng thức ăn không đều, nhiệt độ ở một số phần có thể bị nguội, nóng vừa hoặc rất nóng, vậy nên trước đó bạn cần lựa chọn đúng nhiệt độ của lò để đảm bảo không có chỗ nào bị nguội. Sau khi đã hâm xong, đừng quên khuấy thức ăn để các vùng nóng đều. Sau hâm xong, bạn cần chuyển thức ăn sang một chiếc tô hoặc bát (chén) khác để nguội nhằm tránh bé bị bỏng.

– Từng loại thức ăn khác nhau sẽ có mức thời gian, nhiệt độ lò được quy định, vì thế trước khi sử dụng hãy đọc thật kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng để chọn được chế độ thích hợp nhất cho việc hâm nóng thức. Lưu ý thời gian hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng không được quá dài.

– Không hâm nóng thức ăn nhiều lần vì đồ ăn sẽ dễ bị nhiễm độc và thất thoát toàn bộ các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho trẻ.

– Không nên đậy kín thức ăn trong lò vi sóng bởi nhiệt độ trong lò có thể làm tăng áp suất bên trong và gây ra hiện tượng phát nổ nguy hiểm, thậm chí với các món có nước như súp, canh,….khi cho vào lò vi sóng được đậy nắp kín sẽ làm nước sốt bắn tung tóe khó vệ sinh sạch sẽ. Đậy thức ăn khi hâm nóng là cần thiết để thức ăn được nóng đều hơn nhưng không được đậy quá kín, nên hở một chút để bên trong thoát được hơi.


Lưu ý khi hâm nóng thức ăn cho trẻ bằng lò vi sóng

2. Một số loại thực phẩm không nên hâm nóng trong lò vi sóng

Hâm nóng thức ăn cho trẻ bằng lò vi sóng không thực sự gây hại quan trọng nhất vẫn là thực hiện đúng cách và lưu ý về một số loại thực phẩm không nên hâm trong loại thiết bị này.

– Cơm: Nếu hâm nóng lại cơm trong lò vi sóng, các bào tử của gạo sẽ ngay lập tức biến thành các chất gây hại, đặc biệt là sản sinh ra một loại vi khuẩn mang tên Bacillus cereus, khi ăn phải có thể gây đau bụng, tiêu chảy,…..
hại cho con người.

– Khoai tây: Lý do không thể hâm nóng thức ăn này trong lò vi sóng là do các phân tử được gọi là glycoalkaloid sẽ được tạo thành và nhân lên khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong lò. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, trường hợp xấu nhất là chảy máu đường ruột.

– Trứng: Đây là một loại thực phẩm không bao giờ được hâm nóng trong lò vi sóng. Không chỉ làm mất hoặc làm biến đổi các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết mà còn gây ra hiện tượng nổ tung ngay cả trước khi kịp chín.


Trứng bị nổ nếu hâm trong lò vi sóng

– Sữa mẹ: Tuyệt đối không cho sữa mẹ vào lò vi sóng vì việc này sẽ làm mất đi mọi vitamin và khoáng chất vốn có. Hơn nữa, lò vi sóng sẽ làm sữa nóng không đều dễ gây bỏng miệng và cổ họng nhạy cảm của trẻ.

– Các loại rau xanh: Theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm châu u ghi nhận hâm lại rau trong lò vi sóng có thể khiến nitrat chuyển đổi thành nitrosamine. Một số nitrosamine là chất gây ung thư, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy của cơ thể.

– Tránh hâm nóng hải sản có vỏ: Dễ gây cháy nổ và biến đổi mùi vị

– Các loại dầu: Các loại dầu thường dùng để nấu ăn như dầu ôliu, dầu hạt nho, dầu hạt cải, dầu lạc,… không nên cho vào lò vi sóng vì bản chất của chúng thuộc vào nhóm chất béo, khi được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra axit gây trào ngược dạ dày.


Không hâm dầu trong lò vi sóng đối với trẻ nhỏ

Thực hiện việc hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng đúng cách nhưng để đảm bảo an toàn tốt nhất cho sức khỏe của trẻ, tốt nhất ba mẹ vẫn nên hạn chế sử dụng phương pháp nấu ăn này.

>>>Xem thêm: Bảo quản thức ăn đúng cách cho bé

*Thông tin sưu tầm*

Zalo