Chỉ với 8 mẹo nhỏ nhưng có võ, mẹ cải thiện tình trạng trẻ lười ăn rau

Trẻ lười ăn rau khiến nỗi lo lắng của ba mẹ tăng cao vì trong rau xanh chứa thật nhiều vitamin, khoáng chất và dồi dào chất xơ có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho con, nhất là với tình trạng táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy phải làm sao để con trở nên yêu thích việc ăn rau nhiều hơn nữa?

1. Cho trẻ thử rau xanh với lượng nhỏ trước

Trẻ lười ăn rau phải làm sao? Không chỉ riêng rau xanh mà có thể bất cứ loại thực phẩm nào khác vào lần đầu được tiếp xúc, trẻ vẫn chưa thể làm quen và thể hiện sự “không thích”, điều quan trọng là ba mẹ cần cho trẻ thử thật nhiều sau đó, không vì trẻ nói không mà dừng cho con ăn uống, như vậy trẻ không những trở nên kén ăn mà còn có nguy cơ bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu.

Cách chế biến rau cho trẻ lười ăn rau trước tiên cần nấu với một lượng nhỏ trước rồi mới tăng dần. Chế biến rau tốt nhất ở lần thử đầu tiên ba mẹ nên cho trẻ dùng rau theo kiểu luộc, hấp phù hợp nhất để vừa giữ được độ ngọt, thơm lại vừa hạn chế mất dưỡng chất quan trọng hoặc một cách hiệu quả là xay nhuyễn rau và trộn vào cháo ăn dặm của bé. Phương pháp này giúp bé tiếp nhận rau một cách dễ dàng và dần dần hình thành thói quen ăn rau.

Bên cạnh đó, vào giai đoạn khi hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn cũng là lúc trẻ ăn được nhiều dạng thức ăn hơn, mẹ cần bắt đầu chế biến các món rau theo sở thích của trẻ nhiều hơn.


Cho trẻ ăn rau xanh với một lượng nhỏ

2. Trẻ lười ăn rau hãy thử trình bày các món rau củ thật bắt mắt

Để kích thích sự thèm ăn và tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn, mẹ hãy thử cách trang trí món ăn thật bắt mắt đặc biệt với các món rau củ từ việc tạo hình thù thú vị cho đến kết hợp các màu sắc đa dạng,….

3. Kết hợp món trẻ yêu thích với rau

Khi trẻ không chịu ăn rau mẹ hãy thực hiện ngay cách kết hợp rau với các món ăn trẻ yêu thích, ví dụ nếu bé thích trứng, mẹ hãy băm nhỏ rau củ, trộn cùng trứng rồi rán lên cho bé thưởng thức; nếu trẻ thích mì hoặc bún, mẹ có thể chế biến món mỳ xào rau hoặc băm nhỏ rau lá xanh và nấu cùng bún;………..


Xử lý tình trạng trẻ lười ăn rau bằng cách kết hợp với các món trẻ thích

4. Nên cho trẻ thử các loại rau củ dễ ăn trước

Các loại rau củ dễ ăn mà mẹ nên cho trẻ tiếp nhận sẽ thuộc nhóm thiên về “tính” ngọt nhiều hơn như khoai lang, khoai tây, cà rốt, súp lơ, bắp cải, su hào, đậu xanh, đậu Cove,…… Tuyệt đối không nên cho trẻ thử những loại rau có mùi đặc trưng ngay từ lần đầu tiên như hành, mùi, mùi tàu, húng quế, bạc hà, kinh giới…, tuy tốt nhưng mùi vị sẽ khiến trẻ trở nên khó chịu và có ấn tượng không tốt về việc bổ sung rau củ, từ đó mẹ càng khó cải thiện được tình trạng trẻ lười ăn rau.

5. Giới thiệu món ăn và lợi ích của chúng cho trẻ lười ăn rau

Làm gì khi trẻ lười ăn rau? Bản tính của trẻ nhỏ là luôn thích khám phá và tò mò về mọi thứ học hỏi được xung quanh, vì thế mẹ có thể tận dụng điều này cho trẻ lười ăn rau. Thay vì bắt ép con ăn không lý do, mẹ hãy từ từ giải thích tại sao con cần ăn rau với những lợi ích thiết thực để trẻ hiểu và bắt đầu yêu thích loại thực phẩm bổ dưỡng này hơn. Ví dụ con ăn cà rốt sẽ giúp mắt sáng hơn, ăn cà chua, súp lơ để khỏe hơn…


Hãy cho trẻ thấy những lợi ích từ rau củ

6. Ba mẹ hãy làm gương cho trẻ

Trẻ thường thích bắt chước theo mọi hành động mà trẻ quan sát được từ những người xung quanh kể cả trong vấn đề ăn uống. Vì thế, ba mẹ trước tiên cần làm tấm gương tốt cho con để khuyến khích trẻ học hỏi theo. Với mỗi bữa ăn của gia đình, khi ba mẹ luôn thể hiện thái độ tích cực khi ăn rau, trẻ cũng sẽ thể hiện điều tương tự như vậy và cảm nhận được sự ngon miệng hơn.

7. Dùng lời khen khi con bạn ăn thử các loại rau củ

Khen ngợi rất có hiệu quả nhất là khi trẻ nhận những lời khen đó từ ba mẹ cho những gì chúng đã làm tốt. Vì vậy nếu ba mẹ khen ngợi trẻ mỗi khi con ăn hoặc thử ăn rau, trẻ sẽ có nhiều hứng thú hơn với việc ăn rau.

Tuy nhiên, không vì thế mà ba mẹ “lạm dụng” sự khen ngợi của mình vì điều này hình thành ở trẻ một thói quen xấu đó là chỉ thưởng thức khi được khen.

8. Khuyến khích trẻ lười ăn rau tham gia chế biến rau củ

Cho bé tham gia vào việc nấu nướng không chỉ tốt với trẻ lười ăn rau mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé. Đặc biệt, điều này đúng với cả những trẻ biếng ăn, chậm tăng cân.

Thứ nhất, bé sẽ cảm thấy hứng thú và muốn thưởng thức “tác phẩm” của mình hơn.

Thứ hai, nấu ăn cùng cha mẹ là cơ hội tuyệt vời để bé học hỏi và phát triển các kỹ năng. Bé sẽ học được cách sử dụng các dụng cụ nấu ăn, được quan sát cách sơ chế nguyên liệu và cách chế biến món ăn.

Thứ ba, nấu ăn cùng cha mẹ là hoạt động vui chơi giải trí bổ ích cho bé. Bé sẽ có những giây phút vui vẻ và đáng nhớ bên cha mẹ.


Khuyến khích trẻ tham gia nấu ăn cùng

Trẻ lười ăn rau muốn cải thiện không phải là điều dễ dàng với ba mẹ, cần thời gian và công sức rất lớn, có như vậy con mới hoàn toàn tiếp nhận loại thực phẩm dinh dưỡng này một cách có hiệu quả.

>>Xem thêm: Bảo quản rau củ cho bé ăn dặm như thế nào để luôn tươi

*Thông tin sưu tầm*

Zalo