Bảo quản rau củ cho bé ăn dặm như thế nào để luôn tươi

Nguồn chất xơ từ rau củ quả mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa còn non nớt, rau của quả giúp hạn chế tình trạng táo bón, ngăn ngừa các tình trạng như đau bụng, tiêu chảy và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Tuy không có gì tốt hơn việc cho trẻ ăn rau củ quả tươi nhưng cuộc sống bận rộn, nhiều ba mẹ chọn cách mua thật nhiều rồi bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh. Nhưng nếu không biết cách bảo quản tốt, rau củ sẽ nhanh bị thối hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như lãng phí thực phẩm. Đó là lý do vì sao trong bài viết dưới đây, Bledina sẽ hướng dẫn mẹ cách bảo quản tốt nhất.

1. Nhiệt độ bảo quản rau củ

Nhiệt độ tủ lạnh ảnh hưởng rất nhiều đến độ “hỏng” của rau củ. Nếu để ở nhiệt độ quá thấp ( dưới 1 độ C), rau củ sẽ dễ bị đóng băng, nẫu và hỏng rất nhanh. Còn ngược lại, để ở nhiệt độ quá cao trong tủ lạnh sẽ khiến rau củ bị chín, thối vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Vậy bảo quản rau củ ở nhiệt độ bao nhiêu tốt nhất? Mẹ nên duy trì nhiệt độ tủ lạnh từ 34°- 40°F (tương đương với 1°-4°C) là thích hợp nhất. Ngoài ra nhiệt độ còn phụ thuộc vào từng loại rau củ khác nhau. Ví dụ

– Nấm: nhiệt độ thích hợp để bảo quản là ở 4 độ C

– Nhóm cây một lá mầm bao gồm những loại rau như: rau thơm, hành, tỏi, ngô, sả,… Nhiệt độ bảo quản phù hợp nhất là từ 2 đến 3 độ C

– Nhóm cây hai lá mầm bao gồm những loại rau như: rau ngót, rau muống, rau đay,…. cần được bảo quản ở mức nhiệt từ 4 đến 5 độ C

– Một số loại củ như khoai, sắn, đậu bắp, cà chua,…. nên được bảo quản trong nhiệt độ từ 3 đến 4 độ C


Nhiệt độ bảo quản trong tủ lạnh

2. Phân loại rau củ quả

Nếu mẹ muốn bảo quản rau củ ăn dặm trong thời gian dài hơn hãy thực hiện phương pháp phân loại chúng thành từng nhóm riêng lẻ, cho vào túi zip và cất trong tủ lạnh. Bởi mỗi loại rau củ quả lại có những thời hạn bảo quản riêng, có loại bảo quản tốt nhất trong vòng 3 ngày, nhưng có loại lại có thể để tủ trong vòng 5, 7 ngày… Cất chung trong một túi, với những loại rau củ có thời hạn ngắn hơn, chúng sẽ làm hỏng những loại rau củ khác xung quanh.

Thời gian bảo quản của một số loại rau củ phổ biến

– 2-3 ngày: cải bắp, măng tây, chuối chín…

– 3-5 ngày: hành lá, bông cải xanh, đậu Hà Lan…

– 1 tuần: rau lá xanh, nấm, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô, đậu, súp lơ, dưa chuột…

– 1 – 2 tuần: cần tây, chanh tươi…

– 2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải…

Ngoài ra còn một điều mẹ cần lưu ý là trong quá trình đóng gói, với những mớ rau bị buộc lạt chặt hãy gỡ chúng ra để tránh việc rau bị “chết ngạt” và nhanh thối. Mách cho mẹ một mẹo là khi cất trong túi hãy đục một vài lỗ nhỏ li ti để rau củ có lỗ thở, lỗ thoát nước, tránh tình trạng bị úng nước gây hư hỏng. Bên cạnh đó khi cất tủ không nên để những vật nặng hơn đè lên rau để giúp rau không bị dập nát.

Phân loại rau củ quả để bảo quản tốt hơn

3. Bảo quản rau củ nguyên vẹn

Nguyên vẹn ở đây là mẹ không nên cắt trái cây hay rau củ quả sẵn rồi cho vào tủ lạnh việc này không những làm mất đi chất dinh dưỡng dồi dào vốn có của loại thực phẩm này mà còn tăng thời gian thối rữa nhanh hơn. Vì thế hãy bảo quản rau củ trong tủ lạnh nguyên vẹn, nếu cắt mẹ chỉ nên cắt những phần đã bị thối, úa vàng trước đó để tránh lan sang các phần khác.

4. Để bảo quản rau củ tốt không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh

Cách bảo quản rau củ cho bé ăn dặm giữ được lâu nhất là không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh. Bởi khi rau bị ngấm nước cộng thêm việc để trong túi kín khiến độ ẩm không khí trong túi tăng cao, rau sẽ nhanh bị thối.

Nếu vẫn có thói quen rửa rau củ vì khá nhiều loại sau khi mua về còn dính bùn đất hay phân bón, mẹ có thể làm sạch chúng nhưng nên nhớ hãy để thật khô ráo rồi mới cho vào túi cất trong tủ. Trước khi cho vào tủ lạnh, mẹ có thể cuộn nhẹ rau vào 1, 2 lớp giấy hoặc vải sạch nhằm mục đích thấm hút nước.

Bên cạnh đó, một số loại rau như rau muống, rau ngót, rau dền, rau mồng tơi… không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh bởi các loại lá này đều được bao bọc bên ngoài bởi một lớp bảo vệ tự nhiên. Việc rửa rau đã vô tình loại bỏ lớp bảo vệ khiến rau chóng hỏng hơn.


Hạn chế rửa rau củ quả nếu muốn bảo quản lâu

Trên đây là một số cách bảo quản rau củ cho bé ăn dặm, ba mẹ hãy thực hiện để đảm bảo rau củ luôn được tươi ngon và giữ được những dưỡng chất tốt nhất.

Zalo