Trẻ ăn vào là bị nôn: Ba mẹ cần phải xử trí như thế nào?

Trẻ ăn vào là bị nôn không phải là một tình trạng hiếm gặp khi bước vào giai đoạn ăn dặm đầy mới mẻ. Nhưng ba mẹ không vì thế là lơ là đi việc xử lý vấn đề này ngay lập tức, nôn trớ quá nhiều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây, bài viết sẽ thông tin đến ba mẹ một vài kiến thức cơ bản khi trẻ gặp tình trạng này. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ ăn vào là bị nôn

Tình trạng sức khỏe của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc nôn sau khi ăn với khả năng suy dinh dưỡng cao, suy giảm đề kháng, dễ gặp các vấn đề về răng miệng, trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thể chất yếu, hoạt động kém,…….và rất nhiều những hệ lụy khác.

Vì thế, giải pháp đầu tiên để xử lý tình trạng này là tìm được nguyên nhân chính xác. Nguyên nhân trẻ ăn vào là bị nôn có thể xuất phát từ:

Trẻ nôn trớ

Không phải tình trạng nôn nào cũng do bệnh lý, chỉ đơn giản trong quá trình cho trẻ ăn mẹ đã mắc phải một số sai lầm như cho con vừa ăn vừa chạy nhảy, trẻ có phản xạ nhạy cảm khi nuốt thức ăn, mẹ đút cho trẻ ăn quá nhiều, thức ăn quá lớn khiến trẻ khó nuốt, thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, quá trình sơ chế không đảm bảo vệ sinh………

Vì thế mẹ có thể tự xử lý tình trạng này đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu nôn trớ kéo dài và kèm theo các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức

– Cơ thể trẻ tím tái, vấn đề hô hấp gặp khó khăn.

– Nôn ói kèm máu hoặc các dịch có màu xanh, vàng.

– Trẻ ho kéo dài, hơi thở khò khè, cân nặng tăng chậm.


Trẻ ăn vào là bị nôn do hiện tượng nôn trớ bình thường

Trẻ ăn vào là bị nôn do bệnh lý

Cụ thể nếu mắc phải những bệnh lý dưới đây, trẻ có thể nôn trớ thường xuyên

– Trẻ bị dị ứng thực phẩm

– Nhiễm khuẩn hoặc viêm nhiễm đường tiêu hóa

– Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bao gồm: Viêm họng, viêm phổi, viêm dạ dày ruột

– Sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn có hại dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương dạ dày của trẻ.

– Trẻ bị viêm dạ dày ruột

– Trẻ ăn vào là bị nôn liên tục có thể do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

– Tắc ruột khiến trẻ không thể đi ngoài được, gây nôn ói, đau bụng, táo bón với biểu hiện đặc trưng là trẻ bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

– Sự bất thường về đường tiêu hóa

– Do vấn đề về não và hệ thần kinh, trẻ luôn nôn trớ trong vô thức

– Ngộ độc thực phẩm

Trẻ nôn do bệnh lý

2. Cách xử lý và phòng tránh với trẻ ăn vào là bị nôn

Xử lý khi trẻ bị nôn

Khi trẻ ăn vào là bị nôn ra, trước hết ba mẹ hãy xử lý ngay lập tức:

– Chuẩn bị khăn, giấy để vệ sinh sạch sẽ. Hãy thay cả quần áo nếu cần thiết.

– Khi trẻ đang nôn tránh tuyệt đối việc xốc trẻ khiến dịch nôn có thể đi ngược vào phổi hoặc trào ngược lên khoang mũi gây hại cho sức khỏe. Cách tốt nhất là đặt trẻ nghiêng về một phía.

– Khi con nôn xong, không quát mắng hay lớn tiếng khiến trẻ sợ hãi. Thay vào đó chăm sóc trẻ một cách nhẹ nhàng giúp trẻ thấy thoải mái và dễ chịu hơn sau cơn nôn khó chịu.

– Hãy vuốt nhẹ lưng hoặc ngực của trẻ từ trên xuống và đồng thời trò chuyện với trẻ để giúp trẻ xóa đi cảm giác sợ hãi khi nôn.

– Nôn trớ có thể làm trẻ mất nước trầm trọng vì thế ba mẹ có thể cho trẻ uống một cốc nước lọc đun sôi hoặc nước ép hoa quả. Nhưng hãy cho trẻ uống qua thìa nhỏ để tránh làm quá tải lên hệ tiêu hóa

– Sau khoảng 12 – 24 giờ, tình trạng nôn đã giảm đi, ba mẹ cho trẻ quay trở lại ăn uống bình thường nhưng hãy cố gắng lựa chọn thực phẩm với cách chế biến thích hợp nhất.

Nếu nôn trớ kèm theo những biểu hiện bất thường, ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Phòng ngừa tình trạng nôn ở trẻ

Chế độ ăn uống, chăm sóc và sinh hoạt hằng ngày của trẻ cần được chú trọng.

– Điều chỉnh khẩu phần ăn hằng ngày bằng cách chia nhỏ bữa ăn thành những bữa ăn nhỏ trong ngày.

– Rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống tập trung ngay từ khi còn nhỏ

– Chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm

– Không ép trẻ ăn quá nhiều

– Xem xét việc bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa.


Chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm

Điều quan trọng nhất để cải thiện tình trạng trẻ ăn vào là bị nôn đó là nhờ sự quan sát, chăm sóc và nhanh chóng xử lý của ba mẹ. Vì thế hãy nắm thật rõ những thông tin trên, ba mẹ nhé.

*Thông tin sưu tầm*

Zalo